Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dịch COVID-19 diễn biến khó lường gây: Áp lực lên mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2020

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhận định để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm 2020 là hoàn toàn khó khăn do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường.

Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát mạnh mẽ, diễn biến phức tạp trên toàn cầu, kinh tế thế giới suy giảm nhanh và ngày càng nghiêm trọng, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý 1 năm 2020 đạt 3,82%, đây là mức tăng trưởng khá trong khu vực và trên thế giới, thể hiện sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước.

Tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế-xã hội quý 1 năm 2020 mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm cho biết, tổng sản phẩm trong nước quý 1 năm 2020 đạt mức tăng trưởng 3,82%, thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,8% trong năm 2020 là hoàn toàn khó khăn.

Sản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu tại Cụm CN Tử Đà, huyện Phù NinhSản xuất linh kiện điện tử xuất khẩu tại Cụm CN Tử Đà (Phú Thọ)

Hiện, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao. Bên cạnh đó, thời tiết những tháng đầu năm không thuận lợi, hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra sớm ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế hoàn toàn.

Theo Tổng cục Thống kê, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 1 năm 2020 tăng thấp so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi.

Khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 5,28% so với cùng kỳ năm trước, chỉ bằng 40-50% so với cùng kỳ các năm trước.  Dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong quý 1/2020 đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020.

Bên cạnh đó, cộng đồng doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ dịch COVID-19. Cả nước có 18,6 nghìn doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh chờ giải thể, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng dịch COVID-19 kết thúc sớm nên dự báo tình hình sản xuất kinh doanh trong quý 2 khả quan hơn quý 1.

Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, quý 2 năm 2020, nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức, nhất là nền kinh tế nước ta có độ mở lớn nên chịu tác động đan xen nhiều mặt bởi tình hình kinh tế quốc tế ngày càng phức tạp, khó lường.

Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn do chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh. Áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đã đặt ra, Tổng cục Thống kê đề xuất nhiều giải pháp. Trước mắt, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ và khu vực hộ kinh doanh cá thể bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19 để tìm thị trường nhập khẩu nguyên, nhiên, vật liệu, phụ tùng, linh kiện thay thế, tháo gỡ khó khăn, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đồng thời có chính sách đặc biệt hỗ trợ cho các ngành nông nghiệp, giao thông, du lịch; thực hiện chính sách thuế như miễn, giãn, khoanh nợ, giảm thuế xuất/nhập khẩu.

Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cần tập trung nhiều giải pháp khác như tăng khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng trong nước. Quan tâm khai thác, thúc đẩy thị trường trong nước phát triển, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế; đồng thời, có chính sách đưa hàng hóa Việt Nam thay thế hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.

Ngoài ra, Chính phủ cần điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và quốc tế, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Các tổ chức tín dụng đáp ứng đủ nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các ngành hàng có tính mùa vụ, gặp khó khăn trong tiêu thụ. Đặc biệt cần theo dõi sát diễn biến giá cả các mặt hàng trong và ngoài nước phục vụ hoạt động sản xuất và tiêu dùng để có các biện pháp điều hành hợp lý nhằm bình ổn thị trường....

Và giải pháp quan trọng nhất theo Tổng cục Thống kê là  đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để làm động lực cho tăng trưởng. Theo đó, việc xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ khó khăn cho các dự án chậm giải ngân, đặc biệt là các dự án trọng điểm, quy mô lớn, có sức lan tỏa, nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế như: mở rộng các Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài; xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đường cao tốc Bắc-Nam...

Ông Nguyễn Việt Phong, Vụ Xây dựng và Vốn đầu tư, Tổng cục Thống kê cho biết, vốn đầu tư công có tác động khá tích cực tới tăng trưởng giá trị sản xuất ngành xây dựng và GDP.

Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, khi vốn đầu tư công tăng lên 1% sẽ đóng góp cho tăng trưởng GDP thêm 0,06 điểm phần trăm. Điều này hàm ý rằng vốn đầu tư công có vai trò là nguồn vốn “mồi”, thúc đẩy đầu tư từ các khu vực khác.

“Nếu năm 2020, giải ngân vốn đầu tư công đạt 100% sẽ giúp GDP tăng 0,42%. Riêng với ngành xây dựng, giải ngân vốn đầu tư công tăng 1% giúp ngành này tăng thêm 1,24% điểm %,” ông Phong cho biết.

Một trong những giải pháp tiếp theo giúp tăng trưởng kinh tế đạt kỳ vọng là việc giảm giá bán thịt lợn hơi. Hiện tổng đàn lợn năm 2020 đang có mức tăng trưởng tốt: tháng 1/2020 tăng 2,2% so với tháng 12/2019; tháng 2/2020 tăng 4,4% so với tháng 1/2020 và tháng 3/2020 tăng 4,8% so với tháng 2/2020. Điều này cho thấy đàn lợn bắt đầu có sự phục hồi và tăng trưởng trở lại.

Tuy nhiên, dự báo trong những tháng tới vẫn sẽ có sự chênh lệch cung cầu và khả năng sẽ thiếu hụt khoảng 100.000 tấn thịt lợn trong quý 2, đến quý 3 sẽ còn thiếu khoảng 30.000 tấn. Dự kiến đến hết quý 3/2020, giá lợn hơi trong nước mới có thể về mức 60.000 đồng/kg.

Việc hạ nhiệt thịt lợn sẽ góp phần kiểm soát tốt chỉ số giá tiêu dùng CPI.  Bên cạnh đó, giải pháp tái đàn cũng rất quan trọng trong việc cung ứng thực phẩm cho người dân và đặc biệt là việc kiểm soát lạm phát.

“Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội, toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đặt ưu tiên hàng đầu lên phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để đảm bảo tính mạng và sức khỏe của nhân dân thì nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng.

Việt Nam không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm là thắng lợi của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong cuộc chiến đẩy lùi dịch bệnh; đồng thời vẫn duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh", Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nói.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương
Về Hải Hậu thăm cây cầu ngói hơn 500 năm tuổi và khám phá những nét độc đáo cổ truyền trong lễ hội chùa Lương

Cầu ngói chợ Lương là một trong ba cây cầu cổ và đẹp nhất Việt Nam, 2 công trình cầu ngói – chùa Lương (Hải Hậu, Nam Định) làm nên một quần thể di tích nổi tiếng miền Bắc. Lễ hội chùa Lương được tổ chức hàng năm từ ngày 13/03 - 16/03 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội nổi tiếng được tổ chức để tưởng nhớ công ơn vĩ đại của tứ tổ: Vũ Chi, Trần Vũ, Phạm Cập, Hoàng Gia và các bậc tiền nhân đã có công khai hoang, mở đất lấn biển, hình thành lên huyện Hải Hậu ngày nay.

4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm
4 phiên giảm liên tiếp, VN-Index “bốc hơi” hơn 100 điểm

Chiều nay, VN-Index có phiên thứ tư liên tiếp giảm điểm (giảm cả tuần). Trong số 4 phiên giảm điểm này, chỉ số VN-Index đã giảm 101,75 điểm.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ
Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang năm 2024 sẽ rất ấn tượng và đáng nhớ

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm, từ ngày 20/3 đến 23/3 âm lịch. Năm nay, Lễ hội được tổ chức từ ngày 28/4/2024 đến 1/5/2024 (từ 20/3 đến 23/3 âm lịch Giáp Thìn), tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, đường 2/4, phường Vĩnh Phước, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.

Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela
Tổng thống Venezuela Maduro Moros: Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela

Tổng thống Venezuela Maduro Moros nhấn mạnh Việt Nam là hình mẫu phát triển của Venezuela; khẳng định sẽ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương của Venezuela để sớm đàm phán văn kiện hợp tác và triển khai các dự án cụ thể với Việt Nam; cam kết tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Venezuela.

Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?
Cơ chế nào kiểm soát chất lượng sản phẩm trên chợ online?

Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đã đem lại nhiều thuận lợi cũng như cả những phiền toái như "tiền mất tật mang" cho người tiêu dùng. Theo đó, có nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên môi trường trực tuyến, nên vấn đề bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ thương hiệu cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn.

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.