Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điểm mặt DN cổ phần lỗ lũy kế ngàn tỷ

Theo Báo cáo về hoạt động đầu tư, sử dụng vốn Nhà nước tại DN năm 2017, Bộ Tài chính đã điểm mặt 59 DN cổ phần, vốn góp nhà nước lỗ phát sinh, lỗ lũy kế hàng ngàn tỷ đồng.

Ông lớn… nợ phải thu ngàn tỷ

Năm 2017, tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất của các DN cổ phần là 543.858 tỷ đồng, tăng 6% so với thực hiện năm 2016. Trong đó, khối tập đoàn, TCT, công ty mẹ - con (DNNN) cổ phần có tổng tài sản là 463.910 tỷ đồng, tăng 5% so với 2016 và chiếm 85% tổng tài sản của các DN cổ phần.

Tính riêng báo cáo của các công ty mẹ, tổng tài sản năm 2017 là 301.390 tỷ đồng, tăng 22% so với 2016. Trong đó, tài sản cố định chiếm tỷ trọng 27% tổng tài sản.

Bộ Tài chính cũng cho biết, tổng các khoản phải thu năm 2017 của các DN cổ phần là 73.475 tỷ đồng, giảm 9% so với thực hiện năm 2016. Trong đó, nợ phải thu khó đòi của các DN cổ phần năm 2017 là 2.386 tỷ đồng, chiếm 3% so với tổng các khoản phải thu của các DN cổ phần và các DN này đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi để xử lý tổn thất xảy ra theo quy định.

Các công ty mẹ có các khoản phải thu năm 2017 là 47.190 tỷ đồng, giảm 5% so với 2016. Trong đó, nợ phải thu khó đòi của các công ty mẹ năm 2017 là 1.520 tỷ đồng, chiếm 3,2% tổng các khoản phải thu.

“Một số DN cổ phần có giá trị tuyệt đối nợ phải thu lớn như: TCT Hàng không VN nợ phải thu 13.785 tỷ đồng; Tập đoàn Xăng dầu VN nợ phải thu 7.551 tỷ đồng; TCT Lắp máy VN nợ phải thu 4.868 tỷ đồng; Tập đoàn Dệt may VN nợ phải thu 4.046 tỷ đồng...”, Bộ Tài chính điểm mặt.

Ngoài các khoản nợ phải thu, nợ khó đòi thì giá trị hàng tồn kho của các DN cổ phần cũng rất lớn (50.457 tỷ đồng), tăng 13% so với số thực hiện năm 2016 và chiếm 9% tổng tài sản của các DN cổ phần.

Trong đó, các DN mới trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là 622 tỷ đồng nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá.

Điểm mặt DN cổ phần lỗ lũy kế ngàn tỷ - Hình 1

TCT Hàng không VN có số nợ phải thu 13.785 tỷ đồng

59 DN lỗ phát sinh, lỗ lũy kế

Một số DN cổ phần có lợi nhuận trước thuế năm 2017 đạt cao theo số liệu báo cáo hợp nhất, như: TCT Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (6.077 tỷ đồng); TCT Cảng hàng không VN (5.343 tỷ đồng); TCT Máy động lực và Máy nông nghiệp VN (5.122 tỷ đồng); Tập đoàn Xăng dầu VN (4.785 tỷ đồng); TCT Hàng không VN (3.155 tỷ đồng)...; tuy nhiên còn đó những “ông lớn” có số lỗ phát sinh, lỗ lũy kế lên tới nhiều con số.

Theo đó, báo cáo hợp nhất của các DN cổ phần có 35 DN có tổng số lỗ phát sinh là 844 tỷ đồng.

Một số DN cổ phần có số lỗ phát sinh lớn như: Công ty TNHH Truyền hình số và Vệ tinh VN lỗ phát sinh 447 tỷ đồng; TCT KS và TM Hà Tĩnh lỗ phát sinh 70 tỷ đồng; TCT LICOGI lỗ phát sinh 59 tỷ đồng, TCT CP Sông Hồng lỗ phát sinh 56 tỷ đồng; TCT Cơ khí xây dựng lỗ phát sinh 38 tỷ đồng... 

Năm 2017, có 3 công ty mẹ có lỗ phát sinh là 183 tỷ đồng, bao gồm: Công ty mẹ - TCT LICOGI lỗ phát sinh 101 tỷ đồng; Công ty mẹ - TCT Cơ khí xây dựng lỗ phát sinh 33 tỷ đồng và Công ty mẹ - TCT CP Sông Hồng lỗ phát sinh 49 tỷ đồng.

Có 24 DN cổ phần có số lỗ lũy kế là 4.902 tỷ đồng. Trong đó, một số DN cổ phần có số lỗ lũy kế lớn: Công ty TNHH Truyền hình số và Vệ tinh VN (VSTV) lỗ lũy kế 2.733 tỷ đồng; Công ty CP XNK Đà Nẵng lỗ lũy kế 61,8 tỷ đồng; TCT CP Sông Hồng lỗ lũy kế 487 tỷ đồng; TCT LICOGI lỗ lũy kế 477 tỷ đồng; Công ty CP Giải trí quốc tế Lợi Lai (Quảng Ninh) lỗ lũy kế 225 tỷ đồng...

Có 2 công ty mẹ có số lỗ lũy kế là 851 tỷ đồng, gồm Công ty mẹ - TCT LICOGI lỗ lũy kế là 395 tỷ đồng và Công ty mẹ - TCT CP Sông Hồng lỗ lũy kế 456 tỷ đồng.

“Năm 2017, các DN cổ phần có tổng số phát sinh phải nộp NSNN đạt 52.508 tỷ đồng, tăng 17% so với 2016. Trong đó, số phát sinh phải nộp NSNN từ hoạt động kinh doanh nội địa chiếm 85% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DN cổ phần”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết.

Bùi Quyền

Bài liên quan

Tin mới

Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?
Chủ đề "Thế giới tôi đọc" có ý nghĩa gì với văn hóa đọc sách?

Với 13 hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày hội, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam hy vọng Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 có thể lan tỏa giá trị của sách, của văn hóa đọc tới với cộng đồng bạn đọc cả nước. Sự kiện diễn ra đến hết ngày 29/4.

BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre
BTL Vùng Cảnh sát Biển 3 tiếp tục cấp nước ngọt cho nhân dân tỉnh Bến Tre

Ngày 20/4, tại cảng của xã Phú Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát Biển 3 phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy Bến Tre; tổ chức chương trình cấp nước ngọt sinh hoạt cho nhân dân các xã thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?
HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận U23 Việt Nam gặp U23 Malaysia tối nay?

Chia sẻ với truyền thông trước trận U23 Việt Nam vs U23 Malaysia, HLV Hoàng Anh Tuấn cho biết: “Tôi đã xem qua thành phần lực lượng của U23 Malaysia tham dự giải lần này. Họ có trên dưới 10 cầu thủ từng thi đấu trận gặp U23 Việt Nam ở giải U23 Đông Nam Á 2023.

Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024
Thừa Thiên Huế phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024

Ban Chỉ đạo liên ngành Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024.

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?