Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Diễn biến dịch Covid-19 tới 6 giờ sáng 22/8: Thế giới trên 23 triệu ca bệnh, hơn 800.000 người tử vong

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 221.042 trường hợp mắc Covid-19 và 4.982 ca tử vong. Tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên toàn cầu tăng lên trên 23 triệu người, 801.546 người tử vong

Trong 1 ngày qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới là Ấn Độ (69.039 ca), Mỹ (45.735 ca) và Brazil (27.233 ca); trong khi đó Mỹ (với 991 ca), Ấn Độ (953 ca), Brazil (935 ca) và Mexico (625 ca) ghi nhận số ca tử vong cao nhất.

Tại châu Mỹ, nước Mỹ vẫn đứng đầu về số ca nhiễm và tử vong, lần lượt là 5.792.007 ca và 179.047 ca. Ngày 21/8, ông Robert Redfield, người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) nhận định số ca tử vong do dịch Covid-19 tại nước này sẽ bắt đầu giảm vào tuần tới khi tỷ lệ tử vong trung bình mỗi ngày trong 7 ngày qua luôn ở mức 1.000 ca.

Tiếp sau là Brazil với 3.532.330 ca nhiễm và 113.358 ca tử vong. Bộ Y tế Brazil đã ghi nhận thêm 935 ca tử vong và 27.233 ca nhiễm trong 24 giờ qua.

Bang Sao Paulo, miền Đông Nam, đang là điểm nóng dịch bệnh lớn nhất quốc gia Nam Mỹ này với 27.905 ca tử vong. Tiếp sau đó là thành phố Rio de Janeiro, nơi ghi nhận 15.074 ca tử vong.

Tại châu Á, Ấn Độ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với gần 3 triệu bệnh nhân. Trong 24 giờ qua, với 935 ca tử vong mới, Ấn Độ đã ghi nhận tổng cộng 55.928 ca tử vong.

Sau Ấn Độ, Iran là nước bị ảnh hưởng nhiều thứ hai châu Á với 354.764 ca nhiễm và 20.376 ca tử vong. Tiếp đó là Saudi Arabia với 305.186 ca nhiễm và 3.580 ca tử vong.

Tình hình dịch bệnh có chiều hướng xấu đi ở Hàn Quốc (Ảnh: AP)Tình hình dịch bệnh có chiều hướng xấu đi ở Hàn Quốc (Ảnh: AP)

Tại Đông Bắc Á, Hàn Quốc đã ghi nhận 324 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 16.670. Ngoài ra, có 2 ca tử vong. Trước tình hình dịch bệnh xấu đi, chính quyền thủ đô Seoul đã ban hành quy định cấm các cuộc biểu tình trên đường phố có sự tham gia của 10 người trở lên.

Tại Nhật Bản, chính quyền thủ đô Tokyo ngày 21/8 đã ghi nhận 258 ca mắc mới tại thành phố này, giảm so với con số 339 ca của ngày hôm trước. Cho đến thời điểm này, tổng số ca nhiễm tại Nhật Bản đã lên tới hơn 58.500 ca, trong đó có 1.144 trường hợp không qua khỏi.

Trung Quốc đại lục ngày 21/8 ghi nhận thêm 1 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tổng cộng 22 ca mắc mới đều là những ca "nhập khẩu", không có thêm ca nghi nhiễm hay tử vong nào.

Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 21/8, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 7.132 ca mắc bệnh Covid-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 9.680 người.

Cụ thể, virus SARS-CoV-2 đã cướp đi sinh mạng của tổng cộng 9.684 người dân ở khu vực Đông Nam Á, tăng 141 trường hợp so với 1 ngày trước đó, trong khi số ca mắc bệnh tăng lên 402.519 ca. Bên cạnh đó, khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công là 284.644 trường hợp.

Philippines ghi nhận số ca nhiễm cao nhất, với 182.365 ca tại thời điểm này. Tuy nhiên, với 6.500 ca tử vong, Indonesia có số ca tử vong cao nhất khu vực. Philippines ghi nhận 4.786 ca mắc mới trong ngày 21/8, nguyên nhân khiến số ca mắc bệnh gia tăng là do chủng virus SARS-CoV-2 ở nước này đã biến đổi thành một chủng mới hoạt động mạnh hơn.

Cùng ngày, Bộ Y tế Malaysia đã xác định một ổ dịch mới tại một nhà hàng tại thủ đô Kuala Lumpur. Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát tình hình dịch Covid-19 của Thái Lan (CCSA) đã gia hạn quy tắc khẩn cấp chống dịch tới ngày 30/9. Đây là lần thứ 5 liên tiếp sắc lệnh này được gia hạn.

Cũng tại Đông Nam Á, Brunei không ghi nhận ca nhiễm mới trong ngày 21/8 và hiện chỉ còn 1 ca đang phải điều trị. Trong khi đó, Singapore đã quyết định tiếp tục nới lỏng hạn chế đi lại thông thường tới Brunei và New Zealand bắt đầu từ ngày 1/9 tới.

Tại châu Âu, Nga ghi nhận số ca nhiễm cao nhất với 946.976 ca, Tây Ban Nha đứng thứ hai với 404.229 ca, song Anh là nước ghi nhận nhiều ca tử vong nhất với 41.403 ca.

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày

Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.

Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch
Phát hiện hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận khách điều trị suy giãn tĩnh mạch

Tổ công tác đặc biệt của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh vừa phát hiện một hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… nhưng lại quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc, chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024
Đồng Tháp phấn đấu có ít nhất 30 sản phẩm OCOP được công nhận mới trong năm 2024

UBND tỉnh Đồng Tháp đã ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.

Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam
Hiệp định Geneve: Mốc son lịch sử của nền ngoại giao Việt Nam

Đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geveve là cuốn cẩm nang quý báu về trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam với nhiều bài học còn nguyên giá trị về nguyên tắc, phương pháp và nghệ thuật ngoại giao, mang đậm bản sắc ngoại giao Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh.

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần
Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần

Giá quặng sắt đã tăng lên mức cao nhất trong bảy tuần khi nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ tư thế giới Fortescue cho biết các lô hàng trong năm nay có thể sẽ ở mức thấp hơn dự báo sau khi sự gián đoạn ảnh hưởng đến nguồn cung tại các mỏ ở Tây Úc.

TP. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025
TP. Hồ Chí Minh đặt chỉ tiêu trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh trong giai đoạn 2024-2025

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa đưa ra chỉ tiêu giai đoạn 2024-2025 thành phố phải phát triển tối thiểu 68 ha công viên công cộng, phát triển tối thiểu 4 ha mảng xanh công cộng, trồng mới và cải tạo 12.000 cây xanh.