Thị trường chứng khoán tiếp tục có diễn biến khá tích cực trong phiên 28/3 trước những thông tin tích cực từ các cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán. Kết phiên giao dịch ngày 28/3, VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,55%) lên mức 1.290,18 điểm và bắt đầu tiệm cận vùng giá cao nhất tháng 6 và 8/2022 tương ứng 1.295 điểm -1.320 điểm.

Dù duy trì đà tăng điểm nhưng thị trường vẫn chưa có phiên bùng nổ vượt cản 1.300 điểm. Do đó, ở khung đồ thị ngày, chỉ số VN-Index tiếp tục bám sát đường trên dải Bollinger band, ba chỉ báo MACD, RSI, CMF vẫn đang hướng lên, nhưng xác suất hình thành phân kỳ âm vẫn cần được tính đến nếu áp lực bán xuất hiện mạnh ở khu vực kháng cự 1.290-1.300 điểm.

Kết phiên giao dịch ngày 28/3, VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,55%) lên mức 1.290,18 điểm.
Kết phiên giao dịch ngày 28/3, VN-Index tăng 7,09 điểm (+0,55%) lên mức 1.290,18 điểm. Tuy nhiên, sang phiên giao dịch sáng 29/3, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. 

Bước sang phiên giao dịch sáng 29/3, tâm lý nhà đầu tư thận trọng hơn khiến thị trường chững lại. Chỉ số VN-Index biến động rung lắc nhẹ khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường trong những phiên gần đây đang trở nên yếu hơn.

Áp lực bán dần lan rộng thị trường và nhóm cổ phiếu bluechip cũng phần lớn đều đảo chiều giảm, đã gia tăng sức ép đẩy VN-Index dần lùi xa mốc tham chiếu. Sau khoảng gần 90 phút giao dịch, số mã giảm điểm trên bảng điện tử đang gấp 2,5 lần số mã tăng, với nhóm VN30 chỉ còn 3-4 mã giữ được mức tăng chỉ trên dưới 0,5%, đã đẩy VN-Index về gần mốc 1.285 điểm.

Trong khi hầu hết các nhóm cổ phiếu đều chuyển qua trạng thái điều chỉnh dù biên độ không quá lớn, thì nhóm cổ phiếu dầu khí và bán lẻ đang ngược dòng khởi sắc.

Cụ thể, trong nhóm khai khoáng, cổ phiếu PVD, PVC, PVS, PVB đều tăng hơn 1%, bên cạnh mã lớn GAS tăng nhẹ; hay ở nhóm bán lẻ có MWG và PNJ cũng tăng hơn 1%, DGW tăng gần 3%, PET tăng 3,1%...

Minh An (t/h)