Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024.

Theo đó, quý I năm 2024, nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi mạnh dẫn đến nhu cầu phụ tải điện tăng cao. Theo thống kê từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng điện thương phẩm toàn EVN đạt 62,66 tỷ kWh, tăng trưởng 11,42% so với cùng kỳ 2023.

Trong đó: Công ty điện lực thành phố Hồ Chí Minh tăng 12,80%, Công ty Điện lực thành phố Hà Nội tăng 10,64%, Công ty Điện lực miền Bắc tăng 9,87%, Công ty Điện lực miền Nam tăng 13,02%, Công ty Điện lực miền Trung tăng 13,11%. Theo đó, một số tỉnh thành phố điện cấp cho công nghiệp tăng cao như: Quảng Ninh (tăng khoảng 44,65%), Tây Ninh (tăng khoảng 27,09%), Bình Định (tăng khoảng 24,28%).... Điện cấp cho kinh doanh dịch vụ cũng có mức tăng trưởng cao ở một số địa phương như: Khánh Hoà (38,87%), Quảng Nam (33,11%), Đà Nẵng (28,5%), Kiên Giang (23,89%)…

đảm bảo cung ứng điện
Đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội quý I năm 2024 do Tổng cục Thống kê công bố ngày 29/3 cho biết, tính chung quý I năm 2024, khách quốc tế đến nước ta ước đạt hơn 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 (năm chưa xảy ra dịch Covid-19).

Bên cạnh đó, điện cho quản lý tiêu dùng chiếm tỷ trọng 35,18% cũng có xu hướng tăng cao với mức tăng trưởng khoảng 13,71% với nguyên nhân chủ yếu do nắng nóng từ đầu tháng 3 và kéo dài, nhiệt độ cao nhất là 36,45oC cao hơn tháng 3/2023 (34,13 độ C).

Trong bối cảnh tình hình thủy văn không thuận lợi, các nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than khu vực miền Bắc đã được huy động cao để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao hơn so với dự báo.

Kết hợp với giải pháp tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc, hệ thống điện quốc gia đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện cho phát triển kinh tế -xã hội và đời sống người dân, đặc biệt là các dịp nghỉ Tết Dương lịch và nguyên đán Giáp Thìn.

Năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024.

Tuy nhiên, để bám sát tình hình thực tiễn, trên cơ sở báo cáo cập nhật của EVN, ngày 19/4/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 924/QĐ-BCT phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024 và Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6, 7) trong năm 2024.

Đây là điểm mới trong công tác điều hành cung ứng điện và vận hành hệ thống điện quốc gia, đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp với thực tế nhằm chủ động trong mọi tình hình.

Theo đó, tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc năm 2024 tại khoản 1 Điều 1 Quyết định số 3110/QĐ- BCT được điều chỉnh là 310,6 tỷ kWh, trong đó mùa khô là 150,916 tỷ kWh và mùa mưa là 159,684 tỷ kWh.

Tổng điện năng sản xuất của các nhà máy điện (tại đầu cực máy phát) và nhập khẩu của toàn quốc các tháng cao điểm mùa khô (các tháng 4, 5, 6,7) trong năm 2024 để dự phòng điều hành công tác đảm bảo cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia tại Điều 1 Quyết định số 3376/QĐ-BCT được điều chỉnh là 111,468 tỷ kWh.

Quan điểm chỉ đạo của Bộ Công Thương xuyên suốt trong công tác đảm bảo cung ứng điện giai đoạn cao điểm mùa khô năm 2024 là yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch cung cấp điện, cung cấp nhiên liệu (than, khí, dầu) chủ động, có dự phòng ứng phó với các tình huống cực đoan có thể xảy ra, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung năng lượng do nguyên nhân chủ quan.

Bên cạnh việc tiếp tục yêu cầu các Tập đoàn, Tổng công ty và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao từ đầu năm, Bộ Công Thương đã và đang chỉ đạo các đơn vị tập trung thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho giai đoạn cao điểm mùa khô cũng như các tháng còn lại trong năm 2024 cụ thể như sau:

Đối với EVN: i) Công bố cập nhật Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô và cả năm 2024 cho chủ đầu tư các nhà máy điện và các đơn vị liên quan để các đơn vị chủ động lập kế hoạch chuẩn bị dự phòng phù hợp cho sản xuất điện; ii) Hàng tháng (đặc biệt là giai đoạn cao điểm mùa khô), thực hiện rà soát, cập nhật số liệu, thực hiện tính toán cập nhật Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia cho các tháng còn lại trong năm 2024.

Trong trường hợp có biến động lớn về phụ tải hay nguồn điện, báo cáo Bộ Công Thương để có điều chỉnh phù hợp; iii) Tăng cường theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác vận hành thiết bị của nhà máy điện, không để xảy ra sự cố chủ quan; tăng cường công tác kiểm tra, củng cố thiết bị, khắc phục các khiếm khuyết đảm bảo nâng cao độ tin cậy vận hành, nâng cao khả năng phát điện của các tổ máy phát điện, hạn chế tối đa các sự cố tổ máy.

Đối với PVN, TKV, Tổng công ty Đông Bắc: Tập trung phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư nhà máy nhiệt điện đảm bảo cung ứng nhiên liệu (than, khí, dầu) đầy đủ, liên tục, có dự phòng phù hợp cho sản xuất điện.

cung ứng nhiên liệu
Đảm bảo cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường phối hợp với các Tổng công ty điện lực, công ty điện lực tại địa phương để tăng cường tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 20/2023/CT-TTg ngày 08 tháng 6 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp sau; tổ chức giám sát việc thực hiện tiết kiệm điện tại địa phương.

Với sự vào cuộc quyết liệt và hiệu quả của cả hệ thống chính trị, sự chủ động chuẩn bị các phương án ứng phó với các giải pháp vận hành khả thi, việc cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu sinh hoạt của người dân trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2024 sẽ được đảm bảo.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Giá tiêu hôm nay 5/4: Cần một cú huých để thị trường có thể bật tăng lên 100.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 5/4: Cần một cú huých để thị trường có thể bật tăng lên 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tăng 500 đồng/kg tại Gia Lai, trong khi ổn định tại các địa phương còn lại.

Giám sát biến động giá, kiểm soát lạm phát trong mọi tình huống
Giám sát biến động giá, kiểm soát lạm phát trong mọi tình huống

Tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá.

Tỷ giá USD hôm nay 4/5: Trượt dài, về mốc 104
Tỷ giá USD hôm nay 4/5: Trượt dài, về mốc 104

Rạng sáng 4/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.241 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,22%, xuống mốc 105,08.

Giá heo hơi hôm nay 4/5: Thị trường không có biến động mới về giá
Giá heo hơi hôm nay 4/5: Thị trường không có biến động mới về giá

Giá heo hơi hôm nay 4/5, giá heo hơi không có biến động mới về giá, dao động trong khoảng 58.000 - 62.000 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Đà lao dốc chưa dừng
Giá xăng dầu hôm nay 4/5: Đà lao dốc chưa dừng

Giá xăng dầu hôm nay 4/5, giá dầu thế giới tiếp tục đà lao dốc. Giá dầu Brent bỏ mốc 83 USD/thùng.

Giá cà phê hôm nay, 4/5: Cà phê trong nước giảm sốc 12.500 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay, 4/5: Cà phê trong nước giảm sốc 12.500 đồng/kg

Giá cà phê trong nước hôm nay giảm cực mạnh, mức giảm khoảng 12.500 đồng/kg. Đây được xem là mức giảm lớn nhất thời gian qua tại các phiên giao dịch.