Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Điều chỉnh quy hoạch, giữ di tích làng Nam Ô

Chiều 29/3, UBND thành phố Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành thành phố, chính quyền quận Liên Chiểu có buổi làm việc với Công ty Cổ phần Trung Thủy về các vấn đề liên quan đến dự án Khu đô thị Sinh thái Nam Ô (Lancaster Nam O Resort, phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) gây xôn xao dư luận thời gian qua.

Điều chỉnh quy hoạch, giữ di tích làng Nam Ô - Hình 1

Hàng rào thép được chủ đầu tư dựng bao quanh dự án, bịt kín lối xuống biển của người dân làng biển Nam Ô

Chủ đầu tư kêu...khó

Theo nguồn tin của Tiền Phong, tại buổi làm việc, đại diện chủ đầu tư đã trình bày các khó khăn vướng mắc của mình trong việc triển khai dự án, chủ yếu kéo dài nhiều năm do vướng việc đền bù giải tỏa của thành phố. Công ty cũng đồng ý với các kiến nghị của địa phương về việc điều chỉnh quy hoạch dự án, xác định là chỉ giới theo Luật Biển, mở thêm các lối xuống biển khi dự án hoàn thành, mở rộng tuyến đường gom từ 4m lên 5,5m. Đặc biệt, đối với ghềnh đá Nam Ô, chủ đầu tư cho biết, cũng sẽ điều chỉnh thiết kế, giữ nguyên cảnh quan vốn có tại đây. Các di tích linh thiêng của người dân làng Nam ô như Lăng Cá Ông, dinh Âm Hồn và Miếu bà Liễu Hạnh chủ đầu tư sẽ để nguyên hiện trạng, đồng thời sẽ tôn tạo thành những điểm du lịch tâm linh trong vùng dự án.  

Kết luận, lãnh đạo thành phố quyết định giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và quận Liên Chiểu tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch  dự án này, được phê duyệt theo Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày22/3/2014 theo hướng chấp hành nghiêm Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 27/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển. Trong đó, tập trung một số nội dung: Giữ nguyên hiện trạng, thực hiện việc trùng tu, tôn tạo các công trình di tích lịch sử tại khu vực (lưu ý đến các nội dung kiến nghị và cam kết của chủ đầu tư về các vấn đề liên quan đến việc triển khai và phát triển dự án); đề xuất các phương án bảo tồn làng nghề, các yếu tố văn hóa và lịch sử của khu vực này).

Ngoài ra, tổ chức khảo sát, đánh giá hạ tầng khu dân cư chỉnh trang và đề xuất phương án cải tạo giao thông, tạo lối xuống biển; đồng thời giao Sở TN&MT chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện thủ tục thu hồi đất, giao đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai và các vấn đề về môi trường đối với dự án. 

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, 26 ha đất còn lại trong tổng số hơn 36 ha dự án, hiện nay chủ đầu tư đang cung cấp các hồ sơ liên quan và Sở TN&MT đang giao cho Chi cục Quản lý đất đai rà soát các thủ tục đất đai để phân định rõ các ranh giới. Sau khi có kết quả rà soát, Sở TN&MT sẽ báo cáo cho UBND thành phố để có hướng xử lý cho phù hợp.   

Dự án hơn 3.000 tỷ chặn đường dân biển

Dự án Lancaster Nam O Resort có tổng mức đầu tư khoảng 3.300 tỷ, do Công ty CP Tập đoàn Trung Thủy đầu tư, đặt tại ghềnh Nam Ô (Đà Nẵng). Dự án này đang bị người dân bao vây phản đối khi chủ đầu tư cho lập hàng rào bịt kín lối xuống biển của cả làng chài.

Theo hồ sơ, dự án này trước đó có tên là Khu đô thị Sinh thái Nam Ô được UBND TP Đà Nẵng giao cho Công ty CP Thương mại Du lịch đầu tư Cù Lao Chàm. Ngày 11/3/2010, UBND TP Đã Nẵng có quyết định chuyển đổi chủ đầu tư này sang cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy.

Năm 2010, Công ty Trung Thủy được Đà Nẵng giao đất với diện tích 100.000m2, giá trị hợp đồng là 70 tỷ đồng. Nộp đủ tiền trong vòng 2 tháng, đơn vị này được miễn 10% giá trị.

Mặc dù ban đầu là khu đô thị sinh thái, với nhiều hạng mục công cộng, đặc biệt đất dành cho resort, sân golf,... chiếm phần lớn, nhưng sau 2 lần điều chỉnh, đất dành cho resort và sân golf đã biến mất.

Cụ thể: Dự án được điều chỉnh quy hoạch từ hơn 43,2ha xuống còn hơn 36ha. Trong đó, đất khu resort từ hơn 100.000m2 giảm xuống còn hơn 64.000m2, đất biệt thự từ hơn 22.000m2 tăng lên 40.000m2. Đất ghềnh đá Nam Ô từ 46.000m2 điều chỉnh tăng lên 49.000m2.

Thời gian qua, chủ đầu tư đã cho lập hàng rào thép bịt kín lối xuống biển của làng chài Nam Ô. Quá búc xúc, người dân đã bao vây, phá dỡ hàng rào để xuống biển.

Khánh Yên (tổng hợp)

Bài liên quan

Tin mới

Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững
Du khách Việt ngày càng ưu tiên lựa chọn du lịch bền vững

NDO - Du khách Việt Nam khẳng định rằng du lịch bền vững đóng một vai trò quan trọng trong lựa chọn mong muốn thực hiện các chuyến đi bền vững hơn trong vòng 12 tháng tới. Đây là một phần kết quả trong báo cáo Du lịch Bền vững 2024 của nền tảng cung cấp dịch vụ du lịch trực tuyến toàn cầu Booking.com.

Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ
Phục vụ an toàn gần 1,8 triệu hành khách đi hàng không trong dịp lễ

Ngày 3/5, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, các cảng hàng không trực thuộc ACV đã đón gần 1,8 triệu hành khách trong giai đoạn phục vụ cao điểm lễ 30/4 và 1/5 vừa qua.

Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Sơ duyệt các hoạt động Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

NDO - Sáng 3/5, tại tỉnh Điện Biên, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm 2023-2025 tổ chức Sơ duyệt Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (sau đây gọi là Chương trình sơ duyệt).

SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024
SHB là ngân hàng Việt Nam duy nhất giành cú đúp giải thưởng Digital CX Awards 2024

SHB giành cú đúp giải thưởng “Trải nghiệm trên nền tảng số nổi bật nhất – hạng mục Nền tảng quản lý dòng tiền” và “Áp dụng công nghệ tốt nhất cho trải nghiệm số” tại Lễ trao giải Digital CX Awards 2024.

Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả
Khám xét Công ty Hasa Mặt Trời vì nghi sản xuất phân bón giả

Sáng nay, 3/5, lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận đã chia làm 3 tổ, đồng loạt thi hành lệnh khám xét tại 3 điểm sản xuất, mua bán phân bón liên quan đến Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Hasa Mặt Trời.

Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp
Việt Nam đồng chủ trì về Năm quốc tế Phụ nữ làm nông nghiệp

Đại hội đồng Liên Hợp quốc đã nhất trí thông qua Nghị quyết chọn năm 2026 là Năm quốc tế phụ nữ làm nông nghiệp. Nghị quyết do nhóm nòng cốt gồm: Mỹ, Argentina, Colombia, Pháp, Italy, Nhật Bản, Morocco, Peru, Philippines và Việt Nam đề xuất và được 126 nước đồng bảo trợ.