Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

DN đầu tư vào BĐS: Cuộc chơi không dễ

Hàng loạt hệ lụy của các DN đầu tư trái ngành vào BĐS vẫn còn đó. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn không “chùn bước” đầu tư bởi họ cho rằng, BĐS vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn hiện nay…

THCL Hàng loạt hệ lụy của các DN đầu tư trái ngành vào BĐS vẫn còn đó. Tuy nhiên, nhiều DN vẫn không “chùn bước” đầu tư bởi họ cho rằng, BĐS vẫn là một trong những thị trường hấp dẫn hiện nay…

DN đầu tư vào BĐS: Cuộc chơi không dễ - Hình 1Sức "nóng" của thị trường địa ốc khiến nhiều "ông lớn" đứng ngồi không yên

Những bài học rút ra

Hiện nay, không ít DN tư nhân, công ty cổ phần đang kinh doanh hiệu quả ở lĩnh vực chính của mình, vẫn “nhảy sang” đầu tư BĐS.

Điển hình một thời là câu chuyện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã cơ bản “rũ áo” khỏi các DN BĐS có tham gia góp vốn. Báo cáo hoạt động đầu tư xây dựng và sản xuất 6 tháng đầu 2014, EVN đã thoái vốn toàn bộ bằng đấu giá công khai tại Công ty CP BĐS Sài Gòn Vina (Land Saigon) và Công ty CP BĐS Điện lực miền Trung.

 Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco), kinh doanh lĩnh vực chính với sản lượng tiêu thụ xe cũng như doanh thu, lợi nhuận của DN năm sau luôn cao hơn năm trước, nhưng Thaco vẫn không chịu “yên phận” với lĩnh vực kinh doanh ô tô của mình. Cách đây 4 năm, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco, đã quyết định đầu tư BĐS - làm Tổng giám đốc Công ty CP BĐS Đại Quang Minh để triển khai đầu tư KĐT Sala tại quận 2 (TP. HCM) với tổng mức đầu tư lên hàng chục nghìn tỷ đồng nhằm thực hiện chiến lược phát triển của tập đoàn.

Trước đó, đại gia ngành cao su, Casumina, tuyên bố thoái vốn khỏi các dự án BĐS để tập trung vào… chuyên môn. Điển hình, tháng 5/2014, Công ty CP Cao su miền Nam chấp thuận rút vốn khỏi dự án số 9 Nguyễn Khoái (quận 4, TP. HCM) và chuyển nhượng 40% tỷ lệ sở hữu (trị giá 40 tỷ đồng).

Thời điểm đầu năm 2014, Casumina cũng rục rịch chuyển nhượng dự án căn hộ 504 Nguyễn Tất Thành cho Tân Thuận Việt để nhận khoản đền bù 15 tỷ đồng kèm theo tiền thuê đất từ năm 2011. Đổi lại, DN này đã ghi dấu bằng việc cho ra đời nhà máy lốp xe tải toàn thép Casumina Radial vào cuối tháng 4/2014.

Gần đây nhất, Tập đoàn Mai Linh chuyên taxi cũng đã rơi vào cảnh nợ nần, mất thanh khoản khi đầu tư vào BĐS. Trong một động thái tương tự, Tập đoàn Hòa Phát cũng tuyên bố “không còn tập trung” vào lĩnh vực BĐS về dài hạn, bất chấp khẳng định vẫn có lãi từ địa ốc (cụ thể với dự án Mandarin Garden và dự án tại Kim Đồng)…

DN vẫn… lao vào đầu tư

Thị trường BĐS thời gian qua khá bất ngờ khi Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen đã rót tiền đầu tư 1.200 tỷ đồng vào Dự án Khu TTTM, khách sạn Hoa Sen Yên Bái rộng khoảng 1,5 ha tại tỉnh Yên Bái.

Cách đây vài năm, “ông chủ ngành tôn” đã đầu tư vào phân khúc khu căn hộ, nhưng đã thất bại và nay khi đầu tư trở lại thì có tham vọng trở thành đại gia BĐS nghỉ dưỡng.

Một cái tên khá mới mẻ với giới đầu tư BĐS đó là Tập đoàn Đồng Lực - đơn vị sở hữu Công ty CP Tháp nước Hà Nội vừa ra mắt dự án ở vị trí đắc địa khu vực Tây Hồ, có tên Hanoi Aqua Central. Người ta biết đến tập đoàn này ở lĩnh vực dược phẩm và thiết bị y tế, chứ rất ít được nhắc đến trong lĩnh vực BĐS.

Thậm chí, có những DN tưởng như chỉ chuyên tâm đầu tư vào lĩnh vực thương mại sản xuất như Tập đoàn FPT hay Alphanam cũng đã bỏ vốn đầu tư vào những dự án BĐS quy mô lớn. Với FPT là KĐT FPT Đà Nẵng; còn Alphanam là Tổ hợp khách sạn, căn hộ Four Points by Sheraton và Luxury Apartment tại đường Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng)…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, BĐS là một cuộc chơi không phải ai cũng “chơi” được tới cùng.

Lựa chọn xu hướng đầu tư không phải là chuyện dễ dàng đối với DN, bởi một quyết định đầu tư có thể dẫn đến những hệ quả khó lường, nhất là khi môi trường kinh doanh hiện nay thay đổi rất nhanh, đòi hỏi các DN phải có khả năng ứng phó rất linh hoạt.

Theo các chuyên gia, chỉ những DN nào có sự chuẩn bị đầy đủ về tài chính, quản trị, nhân sự… mới nên nghĩ đến chuyện đầu tư chiều rộng khi có cơ hội; còn lại việc đầu tư cho năng lực lõi, phát triển chuyên sâu dựa trên thế mạnh, sự hiểu biết về môi trường và cơ hội kinh doanh, cũng như các rủi ro tiềm ẩn… luôn được khuyến khích, hơn là bước sang một lĩnh vực hoàn toàn mới.

TS. Lê Chí Hiếu, Chủ tịch Thuduc House cho rằng, nhiều DN do nôn nóng muốn tăng lợi nhuận, mơ ước trở thành tập đoàn kinh tế nên đã đầu tư rất nhiều vào những ngành nghề xa lạ, hậu quả là hiệu quả đầu tư thấp, thậm chí thua lỗ, làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính DN. Dù đầu tư vào lĩnh vực nào, DN cũng cần phải xác định rõ năng lực lõi của mình, không nên chạy theo xu hướng đa dạng hóa ngành nghề một cách mù quáng và đầu tư vào những lĩnh vực không phải là thế mạnh của mình.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook
Xử phạt cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu trên nền tảng mạng xã hội facebook

Lực lượng chức năng tỉnh Đắk Lắk vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 17 triệu đồng đối với cơ sở kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”
Khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”

Tối 24/4, tại Quảng trường La Mã - An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng (Hà Nội), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Bắc Từ Liểm khai mạc Hội chợ “Hàng hóa, sản phẩm Xanh vì người tiêu dùng”.

Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam
Indonesia mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam

NDO - Ngày 24/4, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cùng Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đồng chủ trì kỳ họp lần thứ 5 Ủy ban hợp tác song phương (JCBC-5) Việt Nam-Indonesia.

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.