Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp bất động sản đối diện trước áp lực đáo hạn trái phiếu

Theo báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) vẫn đang nỗ lực kéo dài thời gian để tái cấu trúc nợ thông qua hoạt động phát hành, mua lại trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và đàm phán gia hạn đáo hạn. Danh sách các doanh nghiệp, chủ yếu thuộc nhóm ngành BĐS, chậm thanh toán các nghĩa vụ trái phiếu vẫn tiếp tục tăng lên.

Lũy kế đến hết tháng 10.2023, tổng giá trị phát hành TPDN ghi nhận 209.150 tỉ đồng, cho thấy hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu đã cải thiện hơn năm ngoái rất nhiều.
Lũy kế đến hết tháng 10/2023, tổng giá trị phát hành TPDN ghi nhận 209.150 tỷ đồng, cho thấy hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu đã cải thiện hơn năm ngoái rất nhiều. (Ảnh minh hoạ)

Thị trường TPDN ảm đạm kéo dài

Theo báo cáo của Hội Môi giới BĐS Việt Nam (VARS), giai đoạn 2017 - 2021, thị trường TPDN có tốc độ phát triển mạnh mẽ. Riêng năm 2021, giá trị phát hành TPDN bùng nổ, đạt hơn 700.000 tỷ đồng, tương đương 16,7% GDP, chiếm gần 12% dư nợ tín dụng cả nước năm 2021.

Sau thời gian tăng trưởng nóng, đến giữa năm 2022, một số sai phạm nghiêm trọng gây mất lòng tin của các nhà đầu tư buộc thị trường TPDN trải qua một bước ngoặt mới. Tổng giá trị phát hành TPDN năm 2022 giảm mạnh 64,4% so với 2021, ước đạt 269.733 tỷ đồng.

Thị trường TPDN ghi nhận tình trạng ảm đạm kéo dài với giá trị phát hành liên tục tụt giảm và chỉ ghi nhận sự cải thiện trở lại kể từ đầu tháng Ba năm nay khi Nghị định số 08/NĐ-CP ra đời cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp ổn định thị trường.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), lũy kế đến hết tháng 10.2023, tổng giá trị phát hành TPDN ghi nhận 209.150 tỷ đồng, cho thấy hoạt động huy động vốn từ kênh trái phiếu đã cải thiện hơn năm ngoái rất nhiều.

Trong đó, ngành ngân hàng chiếm ưu thế với 99.023 tỷ đồng (tức 47,3% tổng số), theo sau là nhóm BĐS với 68.256 tỷ đồng (chiếm 32,6%).

Tuy nhiên, nghiên cứu của VARS cho thấy, áp lực đáo hạn trái phiếu vẫn đang “bủa vây" các DN BĐS. Tổng giá trị TPDN BĐS phát hành mới và được mua lại vẫn còn rất thấp so với tổng giá trị TPDN đến hạn.

Theo đó, năm 2022, DN BĐS đã mua lại khoảng 219.000 tỷ đồng. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, DN đã mua lại khoảng 153.800 tỷ đồng. Trong khi tổng giá trị đáo hạn trái phiếu của nhóm BĐS 02 tháng cuối năm 2023 và năm 2024, lần lượt đạt 15,6 nghìn tỉ đồng và 121,1 nghìn tỉ đồng.

Danh sách các DN chậm thanh toán các nghĩa vụ nợ trái phiếu tăng lên từng ngày, đặc biệt ở nhóm BĐS. Theo HNX, tính đến ngày 03/10/2023, có khoảng 69 DN nằm trong danh sách chậm nghĩa vụ thanh toán lãi hoặc nợ gốc TPDN với tổng dư nợ là khoảng 176.100 tỷ đồng, chiếm khoảng 17,8% dư nợ TPDN toàn thị trường.

DN nên cân nhắc bán bớt tài sản

Trước áp lực đáo hạn trái phiếu, để có thời gian cơ cấu lại dòng tiền và cải thiện khả năng trả nợ, đàm phán kéo dài thời gian là lựa chọn hàng đầu của các DN BĐS trong bối cảnh khó tiếp cận dòng vốn tín dụng, thị trường BĐS chưa phục hồi hoàn toàn.

Hoạt động đàm phán gia hạn diễn ra tích cực với kết quả khá thành công kể từ tháng 04/2023. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tính đến ngày 03/10 đã có hơn 50 tổ chức phát hành đã đạt được thỏa thuận gia hạn kỳ hạn trái phiếu với tổng giá trị hơn 95.200 tỷ đồng. Chủ yếu thời gian đáo hạn điều chỉnh thêm hai năm, đẩy lùi áp lực trả nợ sang giai đoạn 2025-2026.

VARS cho rằng đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.
VARS cho rằng đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới.

VARS cho rằng, đàm phán gia hạn trái phiếu vẫn sẽ là xu hướng trong thời gian tới. Tuy nhiên, khó khăn vẫn ở phía trước, việc gia hạn thời gian trả nợ chỉ giúp DN có thời gian ổn định lại sản xuất, kinh doanh và tái cơ cấu lại nợ doanh nghiệp để phục hồi. Về cơ bản chỉ là chuyển từ nợ ở thời điểm này sang thời điểm khác.

“Để không phải đối mặt với nguy cơ vỡ nợ, DN cần tận dụng quãng thời gian này để tái cơ cấu lại các khoản nợ. Phải nghiêm túc cân nhắc bán bớt tài sản. Thậm chí, chấp nhận hòa vốn hoặc lỗ để có dòng tiền trả nợ và hoàn thiện các dự án có thể thanh khoản ngay khi đưa ra thị trường. Đây cũng là "khoảng lặng” giúp nhà đầu tư có thời gian ngừng lại để nhìn nhận, kiểm tra điều kiện để từ đó có định hướng tham gia bền vững, hiệu quả hơn”, VARS nêu.

Ngoài ra, ngoài các nguồn tài chính quen thuộc (tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp), cần có các cơ chế, chính sách để phát triển, thu hút, đảm bảo vận hành hiệu quả các nguồn vốn từ các sản phẩm tài chính khác (quỹ đầu tư bất động sản - REIT, Quỹ tiết kiệm nhà ở, chứng khoán hóa BĐS...), hay kênh khác (đầu tư trực tiếp, gián tiếp nước ngoài).

Phương Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình: Thu giữ lô máy móc cũ có dấu hiệu nhập lậu
Quảng Bình: Thu giữ lô máy móc cũ có dấu hiệu nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình vừa phối hợp với Phòng CSGT tỉnh phát hiện, thu giữ 65 đơn vị sản phẩm máy móc đã qua sử dụng có dấu hiệu nhập lậu. Tổng giá trị hàng hóa vi phạm ước tính 450 triệu đồng.

Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, quan trọng của ANZ
Việt Nam là một trong những thị trường tiềm năng, quan trọng của ANZ

Tập đoàn ANZ làm cầu nối cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho hoạt động thương mại và dịch chuyển dòng vốn giữa các nước Châu Á và các nước khác trong khu vực cũng như với Australia và New Zealand.

Bắc Ninh ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với chính quyền tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc)
Bắc Ninh ký kết Bản ghi nhớ hợp tác với chính quyền tỉnh Gyeongsangbuk (Hàn Quốc)

Chiều 29/11, UBND tỉnh Bắc Ninh và chính quyền tỉnh Gyeongsangbuk, Hàn Quốc tổ chức Lễ ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa hai địa phương.

Mở cửa thị trường cho nông sản, mặt hàng thế mạnh, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 4 tỷ USD
Mở cửa thị trường cho nông sản, mặt hàng thế mạnh, nâng kim ngạch thương mại song phương lên 4 tỷ USD

Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Cevdet Yilmaz đánh giá đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa lịch sử trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong dịp hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1978 - 2023).

Thông cáo Báo chí số 23 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí số 23 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV

Thứ Tư, ngày 29/11/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 23, cũng là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV tại Nhà Quốc hội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin
Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cảnh báo ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin

Thông tin từ Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, Khoa Tim mạch – Lồng ngực của bệnh viện vừa tiếp nhận ca bệnh có biểu hiện ngộ độc thuốc nhỏ mũi Naphazolin.