Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Doanh nghiệp Việt: Chủ động vươn ra biển lớn

Thứ trưởng Bộ Công thương, PCT thường trực Hội đồng Thương hiệu quốc gia Đỗ Thắng Hải: DN Việt Nam đang tích cực xây dựng thương hiệu, tạo dựng hình ảnh cho SP của mình tại nhiều nước. Tương lai không xa, sẽ có những thương hiệu Việt được biết đến rộng rãi trên thế giới.

Thời cơ cho doanh nghiệp

Kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển mới. DN là bộ phận góp phần quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước.

Các DN Việt Nam đã ý thức được vai trò quan trọng của thương hiệu như là công cụ giúp nâng cao giá trị sản phẩm, cũng như giá trị của DN. Từ đó, các DN Việt tạo ra sự khác biệt so với đối thủ và có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường trong và ngoài nước. 

DN Việt cần lớn mạnh hơn để vươn mình ra thị trường quốc tếDN Việt cần lớn mạnh hơn để vươn mình ra thị trường quốc tế

Hiện nay, việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia - nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành, cộng đồng DN. Việt Nam đã ký kết và thực thi các hiệp định mở cửa thương mại quan trọng: Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000; gia nhập WTO năm 2007; Hiệp định Ðối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EVFTA...

Việc tham gia các hiệp định FTA - sẽ tạo ra cơ hội thuận lợi hơn cho các DN Việt Nam. Đồng thời, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam cũng được cải thiện, tạo điều kiện để DN tự do kinh doanh, làm giàu cho mình và đất nước.

Mặt khác, nhờ chính sách khuyến khích, hỗ trợ DN phát triển như các nghị quyết của Chính phủ (từ các năm 2014, 2015, 2016) và Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ ngày 16/5/2016 về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, khiến môi trường kinh doanh cho DN Việt Nam ngày càng được cải thiện hơn, có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, các DN Việt Nam phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Vì vậy, bản thân các DN Việt phải đóng vai trò nòng cốt, nắm bắt được những chuẩn mực của khu vực và quốc tế.

Doanh nghiệp Việt vươn xa

Các DN Việt Nam đang tích cực xây dựng thương hiệu, hình ảnh, sản phẩm của mình trên thị trường trong nước và quốc tế.

Trên thị trường quốc tế, các DN Việt Nam xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, giày dép, quần áo, thủ công mỹ nghệ, thủy hải sản... với chất lượng ngày càng được nâng cao, không hề thua kém các sản phẩm của các nước xuất khẩu khác.

Năm 2018, Hội đồng Thương hiệu quốc gia đã công nhận 97 DN có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Tiêu biểu như: Công ty CP Ô tô Trường Hải (Thaco) đang từng bước vươn lên vị trí hàng đầu trong khu vực ASEAN; Công ty CP Vicostone là một trong 4 công ty sản xuất, kinh doanh đá thạch anh lớn nhất trên thế giới; Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk)...

Hiện số vốn mà DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài, nhiều nhất là dành cho hoạt động chuyên môn khoa học & công nghệ với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 81,9 triệu USD, chiếm gần 41% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực ngân hàng, đứng thứ hai với 37,1 triệu USD…

Đến tháng 6/2019, DN Việt Nam đã đầu tư sang 29 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tây Ban Nha đang là địa bàn dẫn đầu về vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, chiếm 29,9% tổng vốn đầu tư.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), số liệu ghi nhận mỗi năm đầu tư chính thức ra nước ngoài của DN Việt Nam, có xu hướng tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt gần 200 triệu USD (khoảng 4.600 tỷ đồng).

Để nâng cao thế mạnh của Thương hiệu quốc gia, thực hiện Nghị định số 28/2018/NĐ-CP, Bộ Công thương đang xây dựng và sẽ trình Thủ tướng phê duyệt đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới và dự thảo quyết định của Thủ tướng ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.

Thu Trang

Bài liên quan

Tin mới

Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?
Vì sao thị trường bất động sản Đà Nẵng và vùng phụ cận chưa cải thiện về nguồn cung?

Thị trường bất dộng sản Đà Nẵng được dự báo vẫn “đóng băng” cả nguồn cung và thanh khoản đều chưa thể phục hồi trong ngắn hạn. Các chủ đầu tư thận trọng hơn trong việc triển khai bán hàng giữa bối cảnh thị trường trầm lắng như hiện nay.

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm
Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024: Hướng về người dân và lấy người dân làm trung tâm

Theo Tiến sỹ Vũ Lê Thái Hoàng thì tình hình hiện nay đặt ra nhiều câu hỏi cho ASEAN: Làm thế nào để duy trì vai trò trung tâm, thích ứng với sự thay đổi của khu vực và thế giới? Làm gì để cân bằng và hài hòa các mối quan tâm và lợi ích của các thành viên; cân bằng giữa đổi mới và bảo tồn các giá trị cốt lõi của ASEAN?

TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định
TP. Hồ Chí Minh có 664 vị trí bảng quảng cáo ngoài trời sai quy định

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố.

IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững
IUU chỉ là bước khởi đầu cấu trúc lại nghề cá minh bạch, trách nhiệm và bền vững

Gỡ 'thẻ vàng' IUU là bước đầu phát triển ngành thủy sản bền vững. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan khẳng định như vậy khi trao đổi về việc cần phải gỡ "thẻ vàng" IUU.

Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06
Quảng Bình thực hiện hiệu quả về chuyển đối số và thực hiện Đề án 06

Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Quảng Bình và Tổ Công tác triển khai Đề án 06 tỉnh vừa tổ chức phiên họp quý I/2024 để đánh giá kết quả triển khai hoạt động CĐS và Đề án 06 trong 3 tháng đầu năm.

Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện
Thủ tướng nhấn mạnh: Không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện

Các báo cáo, ý kiến tại cuộc họp cho thấy nguồn điện cơ bản không thiếu, nhiên liệu được đáp ứng; song cần điều hành phù hợp, thông minh, thông suốt, hiệu quả với giải pháp tổng thể, đa dạng hóa nguồn điện, khẩn trương hoàn thành các đường dây tải điện, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý liên quan, Thủ tướng nhấn mạnh.