Với những tín hiệu tích cực của năm 2022, GS.TS nhận xét về những thách thức của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh mới như thế nào?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Năm 2023 vẫn là một năm đầy thách thức. Bối cảnh kinh tế thế giới đang rất phức tạp: khủng hoảng Ukraine, chúng ta có khủng hoảng về giá năng lượng, những biến động lớn trên thị trường trong nước, thị trường chứng khoán, thị trường trái phiếu, thị trường nhà đất, rồi những đứt gãy về chuỗi cung ứng vẫn còn tồn tại từ thời kỳ COVID-19.
Những thách thức như vậy là không nhỏ. Với tình hình kinh tế hiện nay của chúng ta sẽ cần chúng ta phải có những phản ứng rất kịp thời và có những giải pháp sắc nét để vượt qua khó khăn 2023.
Theo GS.TS, đâu là động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong ít nhất là năm 2023, dự báo và khuyến nghị cụ thể?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Động lực lớn nhất vẫn phải đến từ sự năng động của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh: Doanh nghiệp phải quay trở lại nhiều hơn - doanh nghiệp phải chủ động tham gia vào thị trường nhiều hơn.
Bên cạnh đấy, chúng ta có động lực nữa liên quan đến đầu tư công cho hạ tầng logistics, hạ tầng chiến lược - cầu cảng, hàng không… Và một điều nữa tôi nghĩ chúng ta cũng có thể quan tâm, đây chính là xu thế chúng ta buộc phải đổi mới mô hình tăng trưởng - từ việc thâm dụng lao động, thâm dụng vốn, bây giờ chúng ta chuyển sang mô hình mà nó dựa nhiều trên khoa học công nghệ hơn, đổi mới sáng tạo, những kỹ năng trong quản lý, điều hành và năng lực nghiên cứu phát triển của các doanh nghiệp rồi cũng là của chung cả nước.
Ba yếu tố đó sẽ là động lực cho tăng trưởng trong năm 2023 và những năm tiếp theo.
Cá nhân GS.TS dự báo hoặc đồng thuận với một con số dự báo nào của một tổ chức quốc tế nào về tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2023?
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Tôi nghĩ Việt Nam của chúng ta trong năm 2022 tuy gặp nhiều khó khăn và những bất thường của thế giới tác động trực tiếp đến mình vì mình có độ mở kinh tế cao, nhưng chúng ta đã xây dựng được một nền tảng cũng khá là tốt rồi, so với nhiều quốc gia khác.
Hiện nay đang gặp phải những rủi ro về lạm phát hay gặp phải những rủi ro về suy thoái thì chúng ta đang có những nền tảng tốt hơn để ứng phó với những thách thức của 2023 và nhiều chuyên gia cũng như nhiều tổ chức quốc tế thì cũng đang tính toán và họ cho rằng dự báo tăng trưởng kỳ vọng tăng trưởng của Việt Nam vào khoảng tầm từ 7 - 7,2 %.
Tôi cũng cho rằng đây là một con số chúng ta có thể giữ trong đầu - cho đấy là một mục tiêu, để chúng ta vượt qua những thách thức dễ dàng hơn và cũng kích thích sự năng động sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế và các nhà hoạch định chính sách, để chúng ta tìm đến một đích đến là mức độ tăng trưởng cao - xứng đáng với vai trò vị thế của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.
GS.TS Nguyễn Đức Khương: Việt Nam có 04 điểm phát triển kinh tế rất ấn tượng trong năm 2022. Thứ nhất là sức hấp dẫn cho nhà đầu tư cũng như các quốc gia đối tác. Thứ hai, chúng ta có một độ mở kinh tế cao, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn năng động, đạt được những thành tựu với tỷ trọng xuất siêu hơn 10 tỷ USD. Thứ ba, chúng ta có được thăng tiến trong uy tín về xếp hạng tín dụng quốc gia. Và thứ tư, Việt Nam có một lực lượng doanh nghiệp quay trở lại hoạt động kinh doanh rất là nhiều
Theo VOV.vn