Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đồng Nai: Không kiểm tra giấy đi đường đối với người lao động

Người lao động đi làm khi lưu thông và đi qua các chốt kiểm soát chỉ cần đeo thẻ công ty, nếu có đồng phục của doanh nghiệp thì buộc phải mặc để nhận diện.

Ngày 7/10, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản hỏa tốc gửi các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố cùng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh về việc người lao động tham gia lưu thông từ nơi cư trú đến nơi làm việc trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, với người lao động khi di chuyển từ nơi cư trú đến nơi làm việc phải đeo thẻ nhân viên; nếu được người sử dụng lao động trang bị đồng phục của doanh nghiệp thì người lao động buộc phải mặc đồng phục để nhận diện khi lưu thông và đi qua các chốt kiểm soát.

Người lao động đến công ty làm việc không cần giấy di đường
Người lao động đến công ty làm việc không cần giấy di đường.

Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong quá trình lưu thông từ nơi ở đến nơi làm việc, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp từng bước khôi phục kinh tế.

Người lao động đang sử dụng điện thoại thông minh phải cài đặt ứng dụng PC-COVID để sử dụng mã QR và thể hiện lịch sử tiêm chủng. Trường hợp không có điện thoại thông minh thì xuất trình giấy xác nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 (ít nhất một mũi đối với loại vaccine tiêm hai mũi và 14 ngày sau tiêm) hoặc giấy xác nhận đã khỏi bệnh COVID-19 dưới sáu tháng khi các cơ quan chức năng yêu cầu.

UBND tỉnh giao Công an tỉnh và UBND các địa phương chỉ đạo các lực lượng chức năng, các chốt kiểm soát tạo điều kiện hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động tham gia lưu thông từ nơi cư trú đến nơi làm việc được thuận lợi, an toàn. Thực hiện các biện pháp bảo đảm quản lý chặt vùng đỏ, giữ vững an toàn và mở rộng các vùng xanh tại địa phương .

UBND tỉnh cũng giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp Đồng Nai (đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp) , Sở Lao động - Thương binh và xã hội (đối với doanh nghiệp trong khu công nghiệp) phối hợp các ngành liên quan và UBND cấp huyện thông báo đến các doanh nghiệp biết nội dung trên để triển khai thực hiện. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo, tham mưu đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết.

Cao Huyền

Bài liên quan

Tin mới

Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu
Tạm giữ hàng trăm bình N2O và xe đạp điện nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Khánh Hòa vừa phối hợp kiểm tra, tạm giữ hàng trăm bình khí cười (N2O) và xe đạp điện, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa có dấu hiệu nhập lậu.

Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu
Ninh Bình tạm giữ hàng nghìn sản phẩm hàng hóa dân dụng nhập lậu

Lực lượng chức năng tỉnh Ninh Bình vừa phát hiện, bắt giữ lô hàng dân dụng các loại, trị giá 2 tỷ đồng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, tại xã Quang Sơn, thành phố Tam Điệp.

Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”
Bảo vệ công trình thủy lợi theo phương châm “4 tại chỗ”

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thuỷ lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.

Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT
Gần 18.000 học sinh Bắc Ninh hoàn thành đăng ký thi tốt nghiệp THPT

Theo Sở GD&ĐT Bắc Ninh, hơn 17.000 học sinh lớp 12 và khoảng 500 hồ sơ của thí sinh tự do đã hoàn thành đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Số lượng cán bộ coi thi, giám sát khoảng 2.000 người.

Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng
Vi phạm trong kinh doanh vàng, hai doanh nghiệp bị xử phạt gần 60 triệu đồng

Cục Quản lý thị trường Long An vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền gần 60 triệu đồng đối với hai doanh nghiệp có hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng trang sức trên địa bàn tỉnh.

Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn
Gần 3.200 lao động ở nước ngoài bị xử lý tiền ký quỹ vì tự ý ở lại khi hợp đồng hết hạn

Đó là thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đối với 3.190 lao động tự ý ở lại Hàn Quốc trái pháp luật sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.