Xoài tại xã Mỹ Xương được truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã vùng trồng. Ảnh: Công ty Nông sản sạch T&H
Xoài tại xã Mỹ Xương được truy xuất nguồn gốc và đăng ký mã vùng trồng (Ảnh: Công ty Nông sản sạch T&H)

Theo đó, lũy kế đến tháng 6/2023, có 957 vùng trồng với diện tích gần 70.000 ha, phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu sang Trung Quốc, Úc, Hoa Kỳ, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga, Singapore, Malaysia, UAE. 

Trong đó, có 64 hợp tác xã nông nghiệp có mã vùng trồng, đạt 200%, so với kế hoạch. Ngoài ra, còn có 57 tổ hợp tác có mã vùng trồng, 13 Hội quán có mã vùng trồng; có 06 cơ sở đóng gói nông sản được cấp mã số còn đang duy trì hoạt động.

Đồng thời, hợp tác xã nông nghiệp còn ứng dụng chuyển đổi số trong truy xuất nguồn gốc. Đó là Hợp tác xã nông sản Thành Nguyên, xã Tân Bình, huyện Châu Thành với mô hình “Ứng dụng chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc chanh, quy mô 10 ha” và Hợp tác xã sầu riêng Phú Hựu, huyện Châu Thành, với mô hình ứng dụng chuyển đổi số truy xuất nguồn gốc sầu riêng, quy mô 10 ha.

Về kết quả thực hiện phát triển, củng cố hợp tác xã, trong năm 2023, các sở, ngành tỉnh phối hợp với địa phương, Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn tiến hành củng cố 01 hợp tác xã (Hợp tác xã xoài Mỹ xương, huyện Cao Lãnh). 

Từ năm 2021 đến nay, đã củng cố được 8 hợp tác xã nông nghiệp, đạt 61,5% chỉ tiêu của giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hợp tác xã, Hội quán có nhu cầu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tuy nhiên do chưa hội đủ các điều kiện (về nhân lực, kinh phí, trang thiết bị, nhà xưởng...) để có thể ứng dụng khoa học và công nghệ một cách hiệu quả, đặc biệt là trong việc đổi mới, chuyển giao công nghệ, xây dựng và áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến và các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng nên việc hỗ trợ, chuyển giao công nghệ, ứng dụng vào thực tế sản xuất cũng gặp một số khó khăn nhất định.

PV