(Ảnh: Ảnh tư liệu)

Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thành phố:

Chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp/Phòng Kinh tế và Uỷ ban nhân dân các xã, phường hỗ trợ chủ thể chuẩn hoá sản phẩm tiềm năng, hoàn thiện hồ sơ tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. 

Trong đó lưu ý, quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (sản phẩm mới, sản phẩm tái công nhận, sản phẩm nâng hạng) giai đoạn 2023 - 2025 được thực hiện theo đúng quy trình quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Đối với các sản phẩm đã được đánh giá, công nhận theo Quyết định số: 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 trước ngày Quyết định số 148/QĐ-TTg có hiệu lực, được bảo lưu trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày được công nhận.

Trường hợp muốn nâng hạng, đặc biệt là nâng hạng lên sản phẩm tiềm năng 5 sao OCOP bắt buộc thực hiện lại quy trình đánh giá và hoàn thiện hồ sơ dự thi quy định tại Quyết định số 148/QĐ-TTg.

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát đối với sản phẩm OCOP đã được đánh giá và công nhận để đảm bảo duy trì chất lượng sản phẩm OCOP, kịp thời hỗ trợ chủ thể tiếp cận các chính sách hỗ trợ, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc sử dụng logo OCOP đối với các sản phẩm OCOP đã được đánh giá, công nhận đạt từ 3 sao trở lên, trong đó đặc biệt chú ý đối với các sản phẩm đã hết thời hạn (36 tháng) mà chưa được công nhận lại, hoặc có sự thay đổi về mức đạt sao sau khi đánh giá, công nhận lại sản phẩm.

Thuận Yến - Thuỳ Linh