Quang cảnh buổi họp
Quang cảnh buổi họp.

Theo đó, việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp nhằm góp phần thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, nâng cao quy mô và chất lượng phát triển kinh tế địa phương.

Đồng thời, phương án phát triển hướng đến khai thác hiệu quả các chính sách của Trung ương đầu tư cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có hệ thống hạ tầng giao thông kết nối với trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ như: Tuyến Quốc lộ N2, N2B, cao tốc Hồ Chí Minh kết nối cầu Cao Lãnh và Vàm Cống, tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ, hệ thống cảng trên sông Tiền và sông Hậu, kết nối đến cảng Cát Lái ở Thành phố Hồ Chí Minh và Cái Mép ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Bên cạnh đó, phát triển các khu, cụm công nghiệp gắn với hạ tầng kỹ thuật, vùng nguyên liệu, yếu tố kết nối và sự hỗ trợ, lan tỏa, gắn với nguồn lao động qua đào tạo tại chỗ, cân đối hài hòa giữa mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Về khu năng lượng tái tạo, dự kiến giai đoạn 2021 – 2025 quy hoạch 800 ha trên địa bàn huyện Tam Nông, Tân Hồng để thực hiện.

Ngoài ra, về hiện trạng, Đồng Tháp hiện có 04 khu công nghiệp đã có quyết định thành lập: Trần Quốc Toản (56 ha), Sa Đéc (132 ha), Sông Hậu (63 ha), Tân Kiều (148,5 ha). Tỉnh có 15 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 547,7 ha, trong đó có 12 cụm công nghiệp đã hoạt động với tổng diện tích 404,75 ha, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê là 221,3 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy khoảng 79%.

Thuận Yến - Thùy Linh