Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án sai phạm trên sông Đồng Nai - Bài 1: Duyệt dự án cho chồng lấp sông?

Vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kỷ luật bà Phan Thị Mỹ Thanh, Phó bí thư Tỉnh uỷ, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai, vì hàng loạt sai phạm nghiêm trọng qua nhiều thời kỳ đảm nhiệm những vị trí quan trọng tại tỉnh Đồng Nai.

 ĐTM sơ sài, dự án vẫn được duyệt

Dự án sai phạm trên sông Đồng Nai - Bài 1: Duyệt dự án cho chồng lấp sông? - Hình 1

Dự án vẫn được phê duyệt khi Báo cáo đánh giá tác động môi trường còn sơ sài (Ảnh: Nguyễn Lánh)

DA “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” mà dư luận đã từng dậy sóng vào năm 2014, do Công ty P Đầu tư - thiết kế - xây dựng Toàn Thịnh Phát (Công ty Toàn Thịnh Phát) làm chủ đầu tư.

Năm 2014, sau khi chủ đầu tư thực hiện việc dùng đất đá “lấp sông” đạt khoảng 90% khối lượng thì báo chí đã vào cuộc chỉ ra hàng loạt sai phạm trong thực hiện DA và trong đó có một nguyên nhân quan trọng nhất, xảy ra ngay từ ban đầu là Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) rất sơ sài, cần phải làm lại.

Theo các bộ, ngành liên quan đánh giá là việc lấn sông tại DA này đã vi phạm nghiêm trọng Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Phòng chống thiên tai năm 2013 và Luật Giao thông đường thuỷ năm 2014.

Ngoài ra, do việc thiếu kiểm soát chặt chẽ từ ban đầu nên dư luận đặc biệt quan tâm đến chất lượng đất đá được chủ đầu tư dùng để lấp sông có nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ của hàng chục triệu người dân sinh sống tại TP Biên Hoà, TP. HCM và 6 tỉnh nằm trong vùng hạ lưu sông Đồng Nai.

Điều đáng nói, với những thiếu sót rõ ràng trong ĐTM, nhưng một số cán bộ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai vẫn chấp nhận để chủ đầu tư thực hiện DA? Ở DA này, có thể thấy được rõ nét “dấu ấn” của bà Phan Thị Mỹ Thanh với vai trò là Phó chủ tịch UBND tỉnh khi trực tiếp ký Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 và Quyết định chấp thuận đầu tư DA “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” tại phường Quyết Thắng, TP. Biên Hoà.

Dự án sai phạm trên sông Đồng Nai - Bài 1: Duyệt dự án cho chồng lấp sông? - Hình 2

Một dự án lấn sông Đồng Nai đã tạm ngưng (Ảnh: Nguyễn Lánh)

Phê duyệt cho “sân sau” hưởng lợi?

Theo Quyết định phê duyệt tỷ lệ 1/500 số 2923/QĐ-UBND ngày 13/9/2013, do bà Thanh ký, quy mô DA khoảng hơn 15 ha; có phạm vi ranh giới phía bắc giáp đường Cách Mạng Tháng Tám; phía nam giáp sông Đồng Nai; phía đông giáp cầu Rạch Cát; phía tây giáp đường Nguyễn Thái Học, khu vực cải tạo là 4,8 ha; khu vực phát triển mới là 10,3 ha (phạm vi đã giới thiệu cho Công ty Toàn Thịnh Phát là hơn 8,4 ha).

Tính chất khu quy hoạch là khu đô thị hỗn hợp, gồm khu vực phát triển mới và khu cải tạo chỉnh trang phù hợp theo định hướng phát triển chung của TP. Biên Hoà, theo tiêu chuẩn đô thị loại I, các quy định hiện hành với yêu cầu đặc biệt về chức năng sử dụng, kiến thức cảnh quan, phát triển gắn kết, hài hoà, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong tổng thế khu vực. Quy mô dân số khoảng 2.950 - 3.050 người, trong đó khu vực cải tạo khoảng 650 - 700 người và khu vực phát triển mới khoảng 2.300 - 2.350 người.

Ngày 21/7/2014, bà Thanh ký Quyết định số 2230/QĐ-UBND về chấp thuận đầu tư DA “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” và tên chủ đầu tư là Công ty Toàn Thịnh Phát. Với quy mô hơn 8,4 ha, trong đó phần lấn sông khoảng 77.217 m2 (tương đương 7,7 ha) và phần diện tích đất hiện hữu khoảng 6.825 m2. Ở thời điểm hiện tại, DA đã tạm ngưng để chờ cơ quan chức năng đánh giá lại tác động dòng chảy của dòng sông và mức độ ảnh hưởng về môi trường của DA đối với sông Đồng Nai.

Tại biên bản làm việc ngày 7/5/2015, giữa Sở TN&MT và Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai cùng các cơ quan liên quan về việc làm rõ nguồn gốc vật liệu sử dụng hoạt động nạo vét, san lấp đối với DA trên của Công ty Toàn Thịnh Phát thì, Hợp tác xã An Phát là một trong 3 đơn vị đã ký hợp đồng cung cấp vật liệu, vận chuyển đất đá vào việc lấp sông Đồng Nai.

Trong khi đó, người đại diện pháp luật của Hợp tác xã An Phát là ông Đỗ Tịnh, người được xác định là chồng bà Thanh. Câu hỏi đặt ra: Những quyết định của bà Thanh, có thực sự công tâm khi đơn vị được cho là “sân sau” trực tiếp ký hợp đồng vận chuyển đá để lấp sông trong DA “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai”? 

Nguyễn Lánh

Tin mới

Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX
Hải Phòng xếp thứ hai cả nước về Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX

Theo xếp hạng mới được công bố tại Hội nghị công bố Chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX, chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm 2023, TP. Hải Phòng xếp hạng hai cả nước về chỉ số này. Đây là thành quả từ những nỗ lực cải cách hành chính, chuyển đổi số của thành phố trong năm qua.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 7: HDBank – góp sức cùng nông sản Việt

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)
Thúc đẩy quan hệ hợp tác, đầu tư với Đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Vừa qua, đồng chí Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng chủ trì tiếp Đoàn công tác Trung tâm Nghiên cứu Đặc khu Kinh tế Trung Quốc (Đại học Thâm Quyến) và một số doanh nghiệp do Giám đốc Trung tâm Đào Nhất Đào làm Trưởng đoàn. 

Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê
Mối nguy hiểm hiện hữu: WHO phát hiện chủng cúm gia cầm AH5N1 ở bò và dê

Ngày 18/4, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo về tình trạng ngày càng nhiều loài mới, trong đó có cả con người, bị lây nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 và có thể phải đối mặt với tỷ lệ tử vong cao bất thường.

Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long
Chuyên gia trao đổi các giải pháp sống chung với hạn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long

Về lâu dài, cần tăng cường công tác quản lý, sử dụng tài nguyên nước. Có hệ thống công trình thủy lợi chống mặn; Phát triển hệ thống hồ chứa nước ngọt, cung cấp nước sạch liên vùng; Thay đổi cơ cấu mùa vụ hợp lý, phát triển các giống cây trồng chống chịu với hạn hán và xâm nhập mặn.

Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919
Những chuyện kể đầy xúc cảm về phi công Đoàn Bay 919

Không quân vận tải 919 (Cục Không quân, Bộ Quốc phòng), Đoàn Bay 919 là đơn vị bay vận tải quân sự - hàng không dân dụng đầu tiên của đất nước.