Theo đó, dự án Xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP do Liên danh Cenco 8 và Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư, ban đầu dự án này có tổng mức đầu tư là 9.811,6 tỷ đồng và thuộc dự án nhóm A và thẩm quyền phê duyệt là Thủ Tướng Chính Phủ.

Tuy nhiên tại kỳ họp chuyên đề được tổ chức ngày 27/10/2017, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành thảo luận, biểu quyết và thông qua Nghị quyết chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên gồm 09 dự án nhỏ và 09 dự án này đều do do liên danh Cenco 8 và Tập đoàn Phúc Lộc làm chủ đầu tư và thực hiện thi công.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 1

Quyết định phê duyệt đề án của UBND tỉnh Thái Nguyên

Được biết, nguồn kinh phí thực hiện 9 dự án thành phần sẽ tăng từ 18.211 tỷ đồng lên 23.909 tỷ đồng. Trong đó, nguồn ngân sách Nhà nước vẫn giữ nguyên là 5.611 tỷ đồng, chỉ thay đổi trong việc bố trí vốn ở từng dự án.

Cụ thể, đối với kinh phí giải phóng mặt bằng các dự án BT, trong khi trước đây bố trí là 2.811,6 tỷ đồng, thì nay đề xuất tăng lên 3.143,2 tỷ đồng; ngược lại ở các dự án hoàn vốn dự án BT thì lại giảm, từ 2.800 tỷ đồng xuống còn 2.468,4 tỷ đồng.

Đối với nguồn vốn của nhà đầu tư được điều chỉnh tăng từ 12.600 tỷ đồng lên 18.298 tỷ đồng (tăng 5.698 tỷ đồng), trong đó kinh phí xây dựng là 10.227 tỷ đồng (trước là 7.000 tỷ đồng); kinh phí hoàn thiện hạ tầng đô thị gần 7.400 tỷ đồng (trước là 5.600 tỷ đồng); còn lại gần 700 tỷ đồng để bổ sung giải phóng mặt bằng dự án hoàn vốn.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 2

Các đại biểu tham gia động thổ khởi công xây dựng dự án

Theo ông Hoàng Đức Khánh - Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên cho biết: “Dự kiến ban đầu sẽ có khoảng 25 khu đất tương đương với diện tích 700ha được nhà đầu tư Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) lựa chọn làm đối ứng trong các hợp đồng BT với địa phương”.

Sau khi tỉnh Thái Nguyên có chủ trương, nhà đầu tư là Liên danh Tập đoàn Phúc Lộc và Công ty xây dựng công trình giao thông 8 đã lập đề xuất dự án. Ngay sau đó UBND tỉnh Thái Nguyên đã báo cáo Tỉnh ủy, HDND tỉnh thông qua đề xuất dự án, chủ trương đầu tư.

Ngày 05/08/2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua đề xuất chủ trương dự án của nhà đầu tư, tiếp đó đến ngày 12/08/2016 HDND thông qua đề xuất  dự án gồm 6 hạng mục tại nghị quyết sô 17/NQ-HDND. Dự án có tổng mức đầu tư là 9.811 tỷ đồng, vốn nhà nước thực hiện bồi thường giản phóng mặt bằng dự án BT là 2.811 tỷ đồng.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 3

Được biết, nguồn kinh phí thực hiện 9 dự án thành phần sẽ tăng từ 18.211 tỷ đồng lên 23.909 tỷ đồng

20 ngày sau đến ngày 25/08/2016 UBND tỉnh phê duyệt đề xuất chủ trương dự án gồm 6 hạng mục tại quyết định số 2190/QD - UBND. Về chủ trương của tỉnh là chuyển dự án từ nhóm A sang đề án gồm các dự án thuộc nhóm B, sau đó UBND tỉnh Thái Nguyên báo cáo, xin ý kiến Tỉnh ủy, HDND tỉnh về chủ trương chuyển đổi dự án thành Đề án.

Tới ngày 30/09/2016 Sở Xây Dựng trình UBND tỉnh phê duyệt đề án tại tờ trình số 2182/TTr-SXD. Sau đó, ngày 07/10/2016, Ban chấp hành đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đồng ý chủ trương chuyển đổi Dự án thành Đề án tại kết luận số 59-KL-TU, tới ngày 11/10/2016 thường trực HDND tỉnh có văn bản số 320/HDND-KTNS đổi tên Dự án thành Đề án, 1 ngày sau, ngày 12/10/2016 UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án với 09 dự án nhóm B, tại quyết định số 2635/QD-UBND.

Về quá trình lập, phê duyệt đề án UBND tỉnh Thái Nguyên lại giao cho UBND Thành phố Thái Nguyên tổ chức lập đề án trình thẩm định, phê duyệt, nhà đầu tư thực hiện việc lập, đề xuất 09 dự án theo văn bản số 2511/UBND-TH ngày 21/07/2016 của UBND Tỉnh.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 4Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 4

Đến nay, nhiều hàng mục của dự án đang được thi công dang dở

6 ngày sau khi UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án với 09 dự án nhóm B, tại quyết định số 2635/QD-UBND, ngày ngày 18/10/2016 UBND tỉnh ra 09 quyết định phê duyệt 09 dự án trong Đề án, cùng ngày Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh này cũng công bố dự án trên mạng đấu thầu quốc gia, cũng trong ngày 18/10/2016 UBND tỉnh Thái Nguyên đã giao cho nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định tại nghị định số 15/2015/ND-CP (Về việc UBND Tỉnh thỏa thuận với nhà đầu tư).

Sau 21 ngày (từ ngày 18/10/2016 đến ngày 09/11/2016), nhà đầu tư đã lập xong báo cáo Nghiên cứu khả thi và trình UBND thành phố Thái Nguyên, sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 09 dự án trong Đề án trên. Sau đó 2 ngày UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 09 dự án tại quyết định số 3021 đến 3029 trong ngày 11/11/2016.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 5Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 5

Với hàng loạt sắt thép hoen gỉ, nằm chỏng trơ giữa trời

Cũng trong ngày 11/11/2016 UBND Thành phố Thái Nguyên lập hồ sơ mời tuyển 09 dự án trên, trong cùng ngày 11/11/2016 Sở Kế hoạch Đầu tư đã thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển. Ngay ngày hôm sau 12/11/2016 Thông báo và phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, tới ngày 13/11/2016 tức là chỉ sau một ngày đăng tải thông tin sơ tuyển nhà đầu tư UBND Tp. Thái Nguyên đã đóng thầu và có duy nhất một nhà đầu tư tham gia sơ tuyển là Liên danh tập đoàn Phúc Lộc và Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8.

Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 6Dự án BT hàng chục nghìn tỷ ở Thái Nguyên: Vì sao ‘Dự án’ biến thành ‘Đề án’? - Hình 6

Cho tới nay, nhà đầu tư mới chỉ thực hiện xong khoảng 200 mét của một dự án trong 09 dự án của Đề án

Và ngày 25/12/2016 các dự án số 1, số 5 chính thức được động thổ xây dựng dù chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, với khoảng thời gian rất ngắn chỉ vài tháng cả về quá trình hình thành Dự án tới quá trình chuyển đổi thành Đề án và các nghiên cứu tiền khả thi cũng như việc mời thầu đều rất nhanh và "thần tốc".

Tuy nhiên, cho tới nay nhà đầu tư mới chỉ thực hiện xong khoảng 200 mét của một dự án trong 09 dự án của Đề án. Theo tìm hiểu của phóng viên, cho tới nay các dự án Số 1.4.5 mới được nhà đầu tư thi công một số hạng mục, và việc ký kết hợp đồng BT với tỉnh Thái Nguyên còn rất nhiều vướng mắc và chưa thể thực hiện.

Thương hiệu và Công luận sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Nhóm PV