Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án đầu tư năng lượng tái tạo, điện khí và khả năng hoàn thành, mức độ rủi ro tài chính?

Việt Nam là quốc gia dẫn đầu khối ASEAN về quy mô cũng như tỉ lệ các nguồn điện gió và mặt trời, chiếm tới 27% tổng công suất nguồn điện, tính đến hết quý I/2022.

Tại hội thảo quốc tế: "Chính sách phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời và điện khí tại Việt Nam" do Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Khoa học Tạp chí Năng lượng Việt Nam tổ chức tại TP. HCM hôm nay, ngày 30/08, các chuyên gia kinh tế, đại diện cơ quan quản lý Nhà nước, nhà đầu tư đều đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong phát triển các dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí, góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Dự án điện gió trên bờ đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng được triển khai thi công và khi đi vào vận hành, hàng năm sẽ cung cấp trung bình 221.596MWh năng lượng sạch (điện gió) cho lưới điện quốc gia. Ảnh báo Sóc Trăng
Dự án điện gió trên bờ đầu tiên tại tỉnh Sóc Trăng được triển khai thi công và khi đi vào vận hành, hàng năm sẽ cung cấp trung bình 221.596MWh năng lượng sạch (điện gió) cho lưới điện quốc gia. Ảnh báo Sóc Trăng.

Trong 03 năm thực hiện cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời, với cơ chế giá cố định khuyến khích (FIT), đến 31/12/2020, hệ thống điện đã tiếp nhận khoảng 17.000 MW điện mặt trời. Cũng với cơ chế giá FIT, đến ngày 31/10/2021, hệ thống điện đã tiếp nhận và đưa vào vận hành khoảng 4.000 MW điện gió. Các cơ chế ưu đãi khuyến khích này đã tạo thuận lợi lớn cho các nhà đầu tư khai thác tiềm năng, phát triển rất nhanh các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT), góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững theo định hướng của Bộ Chính trị trong Nghị quyết 55/NQ-TW.

Ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và NLTT, Bộ Công Thương cho biết: Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống đạt 76.620 MW (tăng gần 7.500 MW so với năm 2020). Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu khu vực ASEAN về công suất nguồn điện, việc cung cấp điện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế với tốc độ cao trong nhiều thập kỷ qua.

Theo ước tính, hiện nay ngành năng lượng đóng góp khoảng 70% tổng lượng phát thải dioxit carbon toàn quốc. Vì vậy, tỉ trọng nguồn năng lượng sạch càng cao sẽ tác động rất lớn đến việc đảm bảo mục tiêu trung hoà carbon đến năm 2050 theo cam kết của Chính phủ Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Hiện tại, tỉ trọng các nguồn điện sạch (bao gồm thủy điện và các nguồn NLTT khác) trong cơ cấu nguồn điện đã đạt 65,6% tổng công suất đặt của hệ thống. Theo dự thảo gần đây nhất của Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn tới năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), dự kiến đến năm 2030, tổng công suất điện gió đạt 16.100 MW, điện mặt trời (gồm cả điện mặt trời mái nhà) là 16.500 MW và có thể thêm khoảng 2.400 MW thuộc các dự án đang triển khai đầu tư ở các mức độ khác nhau.

Như vậy, có thể khẳng định việc phát triển nguồn điện gió, mặt trời và điện khí tại Việt Nam đang là xu hướng tất yếu trong cả giai đoạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, điều mà các nhà đầu tư mong đợi hiện nay là chính sách nào sẽ nối tiếp cơ chế FIT để quá trình phát triển năng lượng tái tạo được liên tục, tận dụng đà tăng trưởng cũng như các lợi thế rõ ràng trong chuỗi cung ứng quốc tế về công nghệ, tài chính vừa qua. Cơ chế về huy động vốn đầu tư từ tư nhân, cơ chế tham gia thị trường điện đối với loại hình điện khí này vẫn chưa rõ ràng, có thể dẫn đến những rủi ro không nhỏ cho nhà đầu tư, kể cả những lúng túng về pháp lý đối với bên mua điện và cơ quan điều hành thị trường điện.

Tại hội thảo nói trên, các đại biểu đã thảo luận những vấn đề về đầu tư năng lượng tái tạo và điện khí như khả năng hoàn thành, mức độ rủi ro tài chính của các dự án, đề xuất về chính sách và khả năng đầu tư phát triển NLTT theo hướng phát triển bền vững; giải pháp về công nghệ điện mặt trời, điện gió (nhất là công nghệ về inveter, turbine, bộ điều tốc...) để giảm tác động xấu đến vận hành hệ thống điện khi đấu nối tích hợp tỉ lệ cao; về nghiên cứu cơ hội và khả năng huy động vốn. Chính sách cho vay vốn với các dự án năng lượng sạch, NLTT và điều kiện cho các chủ đầu tư vay vốn để phát triển dự án điện gió, điện mặt trời, điện khí; cơ chế về mua bán điện trực tiếp DPPA. Cơ chế đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời, điện khí và chính sách lưu ý về quy hoạch, kế hoạch triển khai danh mục các dự án…

Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc
Khí đốt Nga có thể ‘hái ra tiền’ ở thị trường Trung Quốc

Trước đây, đường ống Power of Siberia 1 (POS1) đã được xây dựng, nhưng hiện nay, Nga cần bổ sung đường ống thứ hai, thậm chí còn lớn hơn đường ống trước, được gọi là Power of Siberia 2 (POS2). Các cuộc đàm phán đã diễn ra trong nhiều năm nhưng giờ sẽ tăng tốc và có khả năng sớm đạt được thỏa thuận chính thức.

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức hội thảo khoa học “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - những giá trị bền vững và bài học trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số
Trí tuệ nhân tạo (AI) bứt phá trong doanh nghiệp: Chìa khóa đột phá cho thời đại số

Mới đây, tại thành phố Hồ Chí Minh, khóa đào tạo "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong doanh nghiệp" đã được Viện Khoa học Công nghệ và Phát triển Doanh nghiệp (ISTBD), Hội đồng DN Tiên Phong Việt Nam tổ chức tại Trung tâm hội nghị Kalina, thu hút đông đảo sự quan tâm của giới doanh nhân và cán bộ văn phòng khu vực phía Nam.

4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm
4 tháng đầu năm Cục QLTT Bắc Giang xử lý 211 vụ vi phạm

4 tháng đầu năm, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang đã tổ chức kiểm tra được 307 vụ và xử lý 211 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính, tiền bán hàng hóa tịch thu, trị giá hàng hóa tiêu hủy hơn 2.6 tỷ đồng.

Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine
Tổng thống Mỹ ký ban hành luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine

Nguồn ngân sách mới cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ nhanh chóng công bố gói viện trợ mới trị giá 1 tỷ USD dành cho Ukraine - bao gồm xe bọc thép, đạn cho các hệ thống phòng không, pháo binh, chống tăng...

Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử
Cục Thuế Hà Nội tăng cường kiểm tra người nộp thuế có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Thông tin từ Cục Thuế Hà Nội cho biết, đơn vị đang tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có thu nhập phát sinh từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, nhưng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế, hay chưa đăng ký, kê khai, nộp thuế theo đúng quy định.