Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dự án Luật Hỗ trợ DNNVV: Tìm “chỗ dựa” vững chắc cho DN

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Hỗ trợ DNNVV. Nhiều ý kiến đề nghị, nhấn mạnh t

THCL Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Hỗ trợ DNNVV. Nhiều ý kiến đề nghị, nhấn mạnh tới việc đưa thêm vị trí, vai trò của Quỹ phát triển DNNVV để quỹ trở thành chỗ dựa cho DN.

Vẫn còn vướng mắc

Hiện DNNVV chiếm tới 97% tổng số DN cả nước, có vị trí đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế; tuy nhiên, lâu nay khu vực này chưa có sự hỗ trợ đúng mức để đạt được sự phát triển tối ưu.

Cụ thể, hơn 80% chính sách, chương trình hỗ trợ DNNVV không có đánh giá kết quả hỗ trợ và tác động. Những điều DN cần là những quy định cụ thể về mặt bằng sản xuất, mua bán cung ứng dịch vụ công,nhưng nhiều chính sách mới chỉ dừng lại ở quy định mang tính khuyến khích và chung chung, chưa có quy định mang tính hỗ trợ rõ ràng.

Đây là lý do chỉ có 30% số DNNVV được tiếp cận các chương trình hỗ trợ, số còn lại không biết hoặc không được tiếp cận các chính sách này. Dự án Luật Hỗ trợ DNNVV ra đời tạo khuôn khổ pháp lý cao nhất và mang tính liên tục, nhất quán. DNNVV sẽ có cơ hội tiếp cận thêm ít nhất 397.000 tỷ đồng từ các ngân hàng thương mại và khoảng 7.560 tỷ đồng thông qua các quỹ bảo lãnh tín dụng mở rộng thị trường, nâng cao cơ hội cho DNNVV về khả năng cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho các cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên, làm sao thực hiện được việc hỗ trợ DN có trọng tâm, trọng điểm, tránh việc dàn trải và không hiệu quả. Kinh nghiệm của nhiều nước, hỗ trợ cho DNNVV thành công thì tín dụng địa phương đóng vai trò chính trong hỗ trợ tín dụng. Vì vậy, cần quy định và chỉ định rõ hơn trách nhiệm của chính quyền địa phương. Do đó, đề nghị đưa thêm vị trí, vai trò của Quỹ phát triển DNNVV để quỹ trở thành chỗ dựa của DN.

Bà Mai Thị Ánh Tuyết, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang cho rằng,còn vướng nhiều mà trước hết là làm sao quy định của chính sách để DN tiếp cận và nguồn ở đâu. Cuối cùng quy ra, từ ngân hàng thì thực hiện theo cơ chế ngân hàng, trong bối cảnh ngân sách Trung ương khó thì nguồn địa phương còn khó hơn nhiều, DN không tiếp cận được.

Cùng quan điểm, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Hữu Quang nêu: Chính phủ đang nợ khoản cấp bù lãi suất cho 2 ngân hàng chính sách làm nhiệm vụ cho vay ưu đãi đến hơn 30.000 tỷ đồng. Giờ lại đề nghị các ngân hàng hỗ trợ, trong khi ngân hàng cũng hoạt động theo Luật DN thì rất là khó.

Để chứngminh cho sự khó khăn của ngân sách, ông Quang khái quát, đầu nhiệm kỳ (2011 - 2015) bội chi 110.000 tỷ đồng, cuối nhiệm kỳ gấp 2,5 lần. Nợ công từ 1,2 triệu tỷ, cũng đã lên đến 2,7 triệu tỷ, nghĩa vụ trả nợ đã vượt quá ngưỡng an toàn.

Yêu cầu cấp thiết

Trái lại, ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng: Hiện nay, DNNVV đóng góp 30% ngân sách, 40% GDP, 60% việc làm, nhưng chỉ được tiếp cận 20% nguồn vốn, do vậy, Nhà nước cần tạo điều kiện về chính sách cho DNNVV. Nhưng Nhà nước chỉ làm dịch vụ công, chứ không phải là “cho không” DN cái gì. Ở đây, chính sách từ luật là để huy động nhiều nguồn lực, đặc biệt là vốn khởi nghiệp, quỹ đầu tư mạo hiểm...

“Ở đây không có đồng tiền nào thực, không phát chẩn cho DN nào cả, mà là thông qua các tổ chức trung gian để huy động nguồn lực”, Thứ trưởng Đông nói.

Cũng theo Thứ trưởng Đông: Tiền của dân còn xông xênh đến mức đổ vào bán hàng đa cấp và một số việc có tính rủi ro cao khác đến hàng nghìn tỷ thì chứng tỏ, người ta đang bế tắc địa chỉ đầu tư, kinh doanh. Đây là lý do để Luật Hỗ trợ DNNVV cần sớm được ra đời.

“Có luật này thì dòng vốn của xã hội sẽ đổ vào kinh doanh bền vững, lành mạnh...”, ông Đông nói.

Có nên xem xét hỗ trợ các hộ kinh doanh cá thể vào dự án luật hay không - cũng là vấn đề được nhiều đại biểu nêu lên. Bởi cả nước có 550.000 DN đăng ký kinh doanh theo Luật DN, nhưng có đến 3 triệu hộ sản xuất, kinh doanh, nếu hỗ trợ thì Nhà nước có đủ nguồn lực hay không? Theo Đại biểu Quốc hội Huỳnh Thanh Cảnh (Đoàn Bình Thuận), không nên đưa vào luật đối tượng hộ kinh doanh, đang khuyến khích sự hợp tác thúc đẩy tập hợp lực lượng thì phạm vi điều chỉnh chỉ là DNNVV.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, xuất hiện một số ý kiến cho rằng, hầu hết các vướng mắc, bất cập trong hỗ trợ phát triển DN nằm ở khâu triển khai thực hiện, chứ không phải do thiếu cơ chế chính sách. Do vậy, Chính phủ chỉ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 56 mà không cần thiết ban hành luật này.

Hải Minh – Thái Bình

Tin mới

Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy
Triệt xóa đường dây phát tán hơn 19 triệu nội dung đồi trụy

Thông tin từ Công an Nghệ An, cơ quan này vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an triệt xóa thành công chuyên án, bắt 12 đối tượng truyền bá hơn 19 triệu nội dung văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet.

Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm
Nắng nóng gay gắt khiến tiêu thụ điện toàn quốc cao kỷ lục, EVN khuyến cáo sử dụng điện tiết kiệm

Trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục. Để chung tay góp phần đảm bảo cung cấp điện trong mùa hè nắng nóng , EVN rất mong nhận được sự chia sẻ và tích cực phối hợp của người dân và các khách hàng sử dụng điện thông qua việc triệt để sử dụng điện tiết kiệm.

Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII
Gần 200 vận động viên tranh tài tại Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII

UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã tổ chức Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Son lần thứ VII. Có gần 200 vận động viên tham dự tại lễ hội năm nay.

ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh
ĐHCĐ Nhựa Bình Minh: Khoản quỹ đầu tư phát triển hơn 1.100 tỷ đồng sẽ cân nhắc để mở rộng hoạt động kinh doanh

ĐHĐCĐ Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã diễn ra vào sáng 29/4, thông qua toàn bộ tờ trình về báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, kế hoạch năm 2024, các thay đổi về nhân sự cũng như kế hoạch phân phối lợi nhuận.

Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp
Ninh Thuận: Hội nghị công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư thành công tốt đẹp

Sáng 28/4/2024, tại KS. Long Thuận thành phố Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới dự và phát biểu chỉ đạo.

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.