Ảnh internet.
 Dự báo nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% . Ảnh internet.

Theo dự báo, nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% so với cùng kỳ. Nguồn cung các mặt hàng thiết yếu được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ sớm, với lượng hàng dự trữ tăng 10 - 25% so với cùng kỳ.

Nhiều chương trình khuyến mại giảm giá sâu đã hỗ trợ, chia sẻ gánh nặng chi tiêu với người tiêu dùng, nên chúng tôi mua được nhiều sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình...

Đại diện Tập đoàn Central Retail cho biết, đã thống nhất với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn cung hàng hoá. Chuỗi bán lẻ này áp dụng chương trình khuyến mại lớn nhất trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024, từ thực phẩm khô, thực phẩm tươi sống cho đến hàng gia dụng, thời trang...

Tương tự, nhằm thực hiện bình ổn giá cả thị trường trong giai đoạn cao điểm cuối năm, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trước – trong và sau Tết Giáp Thìn năm 2024, Liên hiệp HTX Thương mại TP. HCM (Saigon Co.op) triển khai công tác dự trữ nguồn hàng ngay từ giữa năm 2023. Nhiều sản phẩm cho Tết và ưu đãi được tung ra trong dịp này và đặc biệt tập trung cao vào giỏ quà Tết - mặt hàng được nhiều người dân quan tâm.

Dự báo nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% . Ảnh internet.
Dự báo nhu cầu mua sắm của người dân từ nay đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 sẽ tăng khoảng 10% . Ảnh internet.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thắng, Giám đốc vận hành hoạt động Co.opmart kiêm Giám đốc Marketing Saigon Co.op, người tiêu dùng sẽ bắt đầu mua sắm trong khoảng từ 3 đến 4 tuần trước Tết Nguyên Đán, kỳ vọng sức mua và lượt khách tăng khoảng 20 - 30% so với tháng kinh doanh bình thường, tăng 50% so với ngày thường.

"Chúng tôi đã dự trữ nguồn hàng hơn 10.000 tỷ đồng để làm sao cho đầy đủ hàng, đặc biệt tập trung vào mặt hàng bình ổn thị trường, những mặt hàng thiết yếu và hàng thời vụ trong dịp Tết. Đơn vị cũng hướng tới đối tượng người lao động nghèo để đảm bảo cho hàng hóa lưu thông tốt hơn và người lao động nghèo có thể hưởng được Tết ấm cúng đoàn viên",  ông Thắng chia sẻ.

Nhiều năm qua, việc bình ổn hàng hóa trong các dịp lễ, Tết đều được các địa phương và doanh nghiệp triển khai bài bản. Bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, nguồn hàng phục vụ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2024 rất dồi dào không chỉ về số lượng mà còn phong phú chủng loại.

Xuân Hải (t/h)