Cơ bản muối dưa vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe
Những nghiên cứu khác lại đề cập ở khía cạnh bất lợi cho sức khỏe, do chứa hàm lượng muối (natri) cao ảnh hưởng không tốt cho tim mạch và có nguy cơ gia tăng ung thư dạ dày.
Mặt lợi cho sức khỏe của các món dưa muối
Ngâm muối là cách thức đã được sử dụng hàng ngàn năm để bảo quản thực phẩm ngoài mùa sinh trưởng. Hầu hết các công thức nấu ăn có dùng muối, giấm và gia vị.
Trong các nước của châu Á, dầu cũng được sử dụng. Trong khi dưa chuột ngâm trong muối có thể là loại thực phẩm phổ biến nhất ngâm muối ở Bắc Mỹ, trên thế giới, tất cả các loại trái cây và rau quả và thậm chí cả các loại thịt cũng có thể ngâm muối.
Cung cấp các chế phẩm sinh học probiotic
Ngâm muối là một hình thức của quá trình lên men. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn lành mạnh sẽ phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm cũng như một số đường tự nhiên.
Đây là lý do tại sao một số người không dung nạp lactose có thể ăn sữa chua. Những vi khuẩn lành mạnh giúp giữ cho thực phẩm lên men an toàn và ít có khả năng bị hư hỏng, đồng thời cũng có thể giúp tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột khi ăn.
Ăn dưa chua trong một bữa ăn có thể tăng cường các hàm lượng probiotic có lợi cho sức khỏe. Dưa muối cung cấp nhiều loại vi sinh vật có ích cho hệ tiêu hóa, kích thích tiêu hóa và giúp tăng cường sức đề kháng, tính miễn dịch cho cơ thể.
Cung cấp các chất chống oxy hóa
Các chất chống oxy hóa tự nhiên được tìm thấy trong trái cây và rau quả giúp chống lại các gốc tự do. Các gốc tự do là những chất có hại cho sức khỏe được hình thành tự nhiên trong cơ thể và có thể dẫn đến tổn thương tế bào cùng các vấn đề như bệnh tim và ung thư.
Trong khi nấu ăn, bất kỳ thực phẩm nào cũng có thể làm phá vỡ một số các chất dinh dưỡng do nhạy cảm với nhiệt, nhưng bảo quản rau quả với hình thức muối dưa giúp duy trì tính chất chống oxy hoá.
Cung cấp khoáng chất và vitamin thiết yếu
Ăn dưa chua tươi không chỉ ngon mà còn cung cấp các loại vitamin thiết yếu như vitamin C, A, K, folate và các khoáng chất như sắt, canxi và kali. Vitamin và khoáng chất là những vi chất quan trọng mà bảo vệ cơ thể khỏi bệnh, giúp xây dựng khả năng miễn dịch, tăng cường xương, bảo vệ thị lực, chữa thiếu máu và các chức năng khác của cơ thể.
Kiểm soát bệnh đái tháo đường
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ dưa chua có giấm giúp cải thiện nồng độ hemoglobin ở bệnh nhân đái tháo đường, từ đó giúp việc kiểm soát bệnh đái tháo đường. Các axit axetic có mặt trong giấm đã được ghi nhận là chịu trách nhiệm cho hiện tượng này. Tuy nhiên, phải cẩn thận để tránh việc tiêu thụ dưa chua muối nhiều vì muối dư thừa làm tăng huyết áp.
Giúp giảm cân
Chất xơ từ các loại muối dưa làm no lâu hơn, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và giúp điều chỉnh cân nặng một cách tự nhiên.
Chống lại ung thư lách
Nghiên cứu gần đây cho thấy dưa chua của Nhật Bản lợi ích cho sức khỏe và khả năng chống lại một số loại ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy chế phẩm sinh học trong dưa chua truyền thống của Nhật Bản đã được tìm thấy để chống lại tế bào ung thư lá lách ở chuột. Phát hiện này có thể dẫn đến điều trị ung thư lá lách của con người trong tương lai.
Mặt bất lợi cho sức khỏe của các món dưa muối
Dưa muối: Lợi, hại thế nào? Ăn nhiều dưa muối có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Nguy cơ ung thư dạ dày?
Nghiên cứu cho thấy các thực phẩm ngâm cực kỳ mặn có thể đặt bạn vào nguy cơ ung thư dạ dày. Tại Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản, khi thực phẩm ngâm muối được dùng rất phổ biến trong ẩm thực hàng ngày, quan sát cho thấy tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn đáng kể. Gần đây, một nhóm các bác sĩ tại Thổ Nhĩ Kỳ xem xét chế độ ăn của bệnh nhân bị ung thư dạ dày và phát hiện ra rằng: bệnh nhân ung thư dạ dày ăn ít hơn đáng kể bánh mì, ngũ cốc, sữa và nước cam ép, nhưng họ ăn dưa chua nhiều hơn so với những người không bị ung thư. Cần nhiều nghiên cứu hơn để làm sáng tỏ mối liên quan này.
Làm tăng huyết áp
Bảo quản bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đòi hỏi việc bổ sung thêm muối và muối chiếm khoảng 5% của hầu hết các công thức muối dưa. Lượng muối nhiều có thể làm tăng huyết áp. Muối và natri là nhân vật phản diện khi nói đến sống chung với bệnh tăng huyết áp và bệnh tim.
Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ cho thấy những người có tăng huyết áp hoặc tiền tăng huyết áp cần hạn chế lượng natri hàng ngày của họ và chỉ cần 1.500mg/ngày.
Gây kích ứng dạ dày
Ăn với lượng nhiều dưa muối trong một lần dễ gây kích thích tăng tiết axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
Ăn dưa muối thế nào để có lợi cho sức khỏe?
1. Không nên ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng. Do dưa còn màu xanh chưa dịu dễ chứa nhiều nitrosamin có thể gây ung thư. Chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua, giòn và có mùi thơm.
2. Nếu có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, nên hạn chế ăn dưa muối vì chúng chứa hàm lượng muối cao có thể làm tăng thêm huyết áp.
3. Trước khi ăn nên rửa nhiều lần, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối.
4. Không nên ăn quá nhiều và thường xuyên. Chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn, nhất là các bữa ăn ngày Tết.
5. Dưa muối ăn thừa không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ, dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
6. Tự muối dưa các loại rau và quả của riêng nhà bạn, có thể giúp bạn điều chỉnh được lượng muối thêm vào và đảm bảo được thực phẩm sạch, bảo vệ các sản phẩm an toàn trong tủ lạnh cũng như giữ nguyên hương vị muối dưa cho các món ăn ngày Tết.
Tóm lại, cơ bản muối dưa vẫn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, nhất là khi ăn điều độ và thực hiện các công đoạn giảm mặn và chua trước khi ăn, ngày Tết, không có các món dưa muối thì thiếu đi món ẩm thực thú vị.
Hương Thủy (Nguồn: suckhoedoisong.vn)