Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

‘Đưa tiêu chí an toàn PCCC để đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương’

Đó là đề xuất của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhằm yêu cầu các địa phương phải thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác PCCC-CHCN, giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản của người dân và Nhà nước.

Phó Thủ tướng nêu vấn đề này tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH) do Bộ Công an tổ chức sáng 21/9.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng ghi nhận và đánh giá cao thành tích mà các bộ, ngành, địa phương đã đạt được, đặc biệt là lực lượng PCCC-CNCH đã nỗ lực khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ quan trọng này trong thời gian qua.

‘Đưa tiêu chí an toàn PCCC để đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương’ - Hình 1

Phó Thủ tướng nhấn mạnh bảo đảm an toàn phòng chống cháy nổ là tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)

Hệ thống pháp luật về PCCC-CNCH thời gian qua được quan tâm xây dựng, hoàn thiện, tạo cơ sở pháp lý vững chắc, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác này, đồng thời với các tiêu chuẩn, quy chuẩn về đầu tư, xây dựng...

Công tác tuyên truyền và phong trào toàn dân tham gia PCCC-CNCH ngày càng phát triển sâu, rộng. Người dân đã có ý thức, nhận thức hơn về hậu quả của hỏa hoạn.

Công tác PCCC-CNCH ở nhiều nơi đã đi vào nề nếp; các vụ cháy và sự cố, tai nạn nói chung đã được chủ động xử lý nhanh, có hiệu quả tích cực.

Tổ chức của lực lượng PCCC-CNCH được kiện toàn, mở rộng mạng lưới, tăng cường đầu tư trang bị phương tiện, phát triển theo hướng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Cơ sở hạ tầng xã hội phục vụ công tác PCCC-CNCH được đầu tư xây dựng, cải tạo tốt hơn...

“Những kết quả nêu trên đã góp phần quan trọng kiềm chế gia tăng số vụ cũng như thiệt hại do cháy, nổ gây ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân, phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước”, Phó Thủ tướng nói.

Dẫn lại số liệu về các vụ cháy nghiêm trọng xảy ra trong cả nước thời gian qua, như vụ cháy lớn tại khu vực Đê La Thành, ngay cạnh Bệnh viện Nhi Hà Nội gây thiệt hại lớn về tài sản, ảnh hưởng đến đời sống người dân; vụ cháy quán karaoke tại 68 Trần Thái Tông (Hà Nội) ngày 1/11/2016 làm 13 người chết; vụ cháy tại chung cư Carina (Thành phố Hồ Chí Minh) ngày 23/3/2018 làm 13 người chết…, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng còn có nguyên nhân chủ quan, nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC.

"Một bộ phận cán bộ, kể cả người đứng đầu, lãnh đạo các cấp, ngành và người dân chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác PCCC; chưa nhận thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong công tác này; mới tập trung cho đầu tư phát triển, nhưng chưa chú ý đến đầu tư cho phòng ngừa sự cố", Phó Thủ tướng nhận định, đồng thời cho rằng hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về phòng, chống cháy, nổ vẫn còn hạn chế.

 Phó Thủ tướng chỉ ra thực trạng nhiều nhà chung cư, cao tầng chưa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn về trang thiết bị, đảm bảo an toàn cháy nổ, hoặc vi phạm quy định về PCCC nhưng vẫn được xây dựng, đặc biệt là tại những khu dân cư đông đúc, khiến nguy cơ rất lớn về thiệt hại khi phát sinh sự cố.

Theo Phó Thủ tướng, việc quy hoạch, triển khai thành lập các đội chữa cháy khu vực, đội cứu nạn, cứu hộ chuyên nghiệp ở các địa bàn, khu vực trọng điểm còn chậm. "Nhất là tại các thành phố lớn, đông dân cư thì phải bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu ứng phó nhanh nhất. Tuy nhiên có thực trạng "tắt lửa thì công trình đã xong", vì vậy việc chữa cháy cần có phương án bảo vệ được công trình, tài sản", Phó Thủ tướng nêu.

An toàn PCCC là tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

Để tăng cường công tác PCCC-CNCH thời gian tới, Phó Thủ tướng nhấn mạnh "lấy phòng ngừa là chính và ứng phó kịp thời với mọi tình huống sự cố", đồng thời "trước hết bảo đảm tính mạng của người dân, giảm thiệt hại tài sản ở mức thấp nhất, góp phần phát triển bền vững".‘Đưa tiêu chí an toàn PCCC để đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương’ - Hình 2

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát những vướng mắc, bất cập về hành lang pháp lý để đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, PCCC-CNCH nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác này.

Bộ Công an sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác PCCC đối với khu dân cư. Bộ Xây dựng rà soát lại các quy định, quy chế trong công tác quản lý, vận hành chung cư, nhà cao tầng để để xuất sửa đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. “Trong đó, phải quy định cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư, ban quản trị, ban quản lý tòa nhà trong việc duy trì bảo dưỡng, bảo trì các hệ thống kỹ thuật về PCCC của tòa nhà, nhất là đối với loại hình nhà tái định cư, nhà ở chính sách, nhà ở xã hội...", Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ.

Theo Phó Thủ tướng, làm tốt công tác PCCC-CNCH là tự bảo vệ tính mạng, tài sản của chính mình, tạo ra môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh. Mỗi người dân phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về PCCC-CNCH, tự giác tìm hiểu các kiến thức, kỹ năng cơ bản về PCCC và biết cách xử lý khi gặp cháy, nổ, sự cố, tai nạn.

Đồng thời, Phó Thủ tướng nhấn mạnh "người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra cháy, nổ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong phạm vi quản lý của mình". Các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức PCCC và kỹ năng, biện pháp thoát nạn cho nhân dân; tập trung chỉ đạo xây dựng, kiện toàn tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện cho đội PCCC cơ sở, đội chuyên ngành và đội dân phòng theo đúng quy định của pháp luật.

“Đề nghị Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phối hợp với Bộ Công an đưa tiêu chí an toàn PCCC thành một nội dung để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của các địa phương trên cả nước”, Phó Thủ tướng nói.

 Theo Chính Phủ

Bài liên quan

Tin mới

Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105
Tỷ giá  USD hôm nay 2/5: Giảm xuống mốc 105

Tỷ giá USD hôm nay 2/5, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD không đổi, hiện ở mức 24.246 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, xuống mốc 105,63.

Giá cà phê hôm nay 2/5: Giảm mạnh 1.200 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 2/5: Giảm mạnh 1.200 đồng/kg

Hôm nay ngày 2/5, giá cà phê bất ngờ giảm mạnh 1.200 đồng/kg, trong khoảng 132.500 - 133.200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên.

Dự báo thời tiết ngày 2/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và giông rải rác
Dự báo thời tiết ngày 2/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và giông rải rác

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (2/5), ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và giông, cục bộ có mưa to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 1/5 đến 3h ngày 2/5 có nơi trên 50mm như: Yên Thế (Yên Bái) 97.6mm, Hùng Đức (Tuyên Quang) 80.2mm, Bản Rịa (Hà Giang) 57.6mm, Tân Linh (Thái Nguyên) 56mm,…

Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?
Giá xăng dầu hôm nay 2/5: Thế giới tiếp tục giảm, trong nước trái chiều?

Giá xăng dầu hôm nay 2/5, giá dầu thế giới trượt dài, xuống mức thấp nhất trong 7 tuần. Giá xăng dầu trong nước nhiều khả năng được điều chỉnh nhẹ theo hướng xăng tăng, dầu giảm.

Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%
Từ ngày 15/5, giá điện được điều chỉnh 3 tháng/lần, nếu chi phí đầu vào tăng từ 3%

Quyết định số 5/2024/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân có nội dung, từ ngày 15/5/2024, giá điện được xét thay đổi 3 tháng/lần khi chi phí đầu vào tăng từ 3% trở lên.

Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 2/5: Cao nhất 98.500 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 2/5 trong khoảng 97.500 - 98.500 đồng/kg, ổn định so với giao dịch ngày hôm qua.