Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức

Cuối giờ chiều 26/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp Phiên toàn thể lần thứ 15 để thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi).

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, theo chương trình của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi). Do vậy, Ủy ban Pháp luật họp toàn thể để thẩm tra dự thảo Nghị quyết này, tạo điều kiện cho Thường trực Ủy ban có thời gian tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo thẩm tra gửi các đại biểu Quốc hội.

Trình bày dự thảo Tờ trình Quốc hội của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 23, đến nay dự thảo Nghị quyết đã bổ sung nội dung trách nhiệm của người được lấy phiếu trong triển khai nghị quyết, kết luận về công tác giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân; kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách; tôn trọng, lắng nghe và nghiên cứu để giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân; kết quả thực hiện cam kết và lời hứa (nếu có).

Tờ trình cũng nêu rõ mục đích của Nghị quyết là nhằm tăng cường trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Phiên họp toàn thể lần thứ 15 của Ủy ban Pháp luật. Ảnh: Hồ Long
Phiên họp toàn thể lần thứ 15 của Ủy ban Pháp luật (Ảnh: Hồ Long)

Dự thảo Nghị quyết bổ sung chức danh Tổng Thư ký Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm để phù hợp Luật Tổ chức Quốc hội và Quy định số 96-QĐ/TW, điều chỉnh một số chức danh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi, bổ sung năm 2019.

Sửa đổi, bổ sung các trường hợp không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm, phù hợp Quy định số 96-QĐ/TW và Về căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đối với người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm phải bảo đảm đủ hai tiêu chí: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Dự thảo cũng nêu rõ hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm như sau: Người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức.

Trường hợp không xin từ chức, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Trưởng Ban Công tác đại biểu của Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, qua tổng kết thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm và ý kiến góp ý của nhiều cơ quan, đa số ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí quy định về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tính đến thời điểm khai mạc kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm.

Thiên Trường (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu
Bắt giữ đối tượng sát hại nữ chủ quán cà phê ở Vũng Tàu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang tạm giữ hình sự Phạm Minh Út (SN 1966, quê Cà Mau; tạm trú tại TP. Vũng Tàu) để điều tra về hành vi giết người.

Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc
Thanh Hóa thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 1528/QĐ-UBND, về việc thành lập Cụm Công nghiệp Thuần Lộc, huyện Hậu Lộc.

Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024
Tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024

Thực hiện Đề án “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021-2025”, trong 2 ngày 19 và 20/4, Liên đoàn Lao động huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn năm 2024 cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp.

Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 20/4, ông Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa đã đi kiểm tra tiến độ và động viên cán bộ, công nhân thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 tại 2 huyện: Nga Sơn và Hậu Lộc.

Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh
Tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh

Ngày 20/4, Cơ quan chức năng tỉnh Yên Bái vừa tổ chức tiêu hủy gần 7 tấn chân gà đông lạnh không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ
Tạm giữ lượng lớn kim loại vàng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục tăng cường kiểm tra một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh vàng, phát hiện số lượng trang sức bằng kim loại màu vàng được bày bán kinh doanh không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiện giả mạo nhãn hiệu.