Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đường ống khí đốt Siberia 2: Tính toán của Nga với Mông Cổ và Trung Quốc

Đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia (Nga) với Trung Quốc qua Mông Cổ đang được Nga tính toán như thế nào?

Vào tháng Tám vừa qua, chính phủ Mông Cổ đã công bố Chương trình hành động quốc gia giai đoạn 2024-2028 nhằm giải quyết các vấn đề gây trở ngại để thực hiện thành công các dự án đang triển khai. Chiến lược gồm 4 mục tiêu với tổng cộng 593 hoạt động đã lên kế hoạch.

Từ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh trong cuộc họp 3 bên tại Moscow, Nga, tháng 9/2022. (Nguồn: TASS)
Từ trái qua: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh trong cuộc họp 3 bên tại Moscow, Nga, tháng 9/2022. Nguồn TASS.

Tuy nhiên, một dự án quan trọng đã không được liệt kê trong danh sách: Xây dựng đường ống Soyuz Vostok, phần mở rộng dài 962 km của đường ống Sức mạnh Siberia 2 (Power of Siberia 2), kết nối các mỏ khí đốt ở Yamal thuộc Tây Siberia với Trung Quốc qua Mông Cổ.

Theo kế hoạch, đường ống dài 2.594 km này sẽ tăng thêm công suất xuất khẩu 50 tỷ mét khối (bcm) khí đốt tự nhiên, ngoài 38 bcm hiện đang được xuất khẩu qua Power of Siberia 1, chạy từ Yakutia và đi vào Trung Quốc từ Blagoveshchensk trên biên giới Nga-Trung. Việc loại đường ống này khỏi chiến lược quốc gia làm dấy lên lo ngại về việc dự án bị đình trệ, đặc biệt là khi Moscow và Bắc Kinh đã không thể thống nhất các điều khoản chính để bắt đầu xây dựng đường ống chủ lực của Nga kể từ năm ngoái.

Từ thời Liên Xô, năng lượng Nga đã đóng vai trò quan trọng đối với Đông và Trung Âu, với các đường ống Druzhba chở dầu và Urengoy-Pomary-Uzhhorod chở khí đốt. Sau khi Liên Xô tan rã, quan hệ Moscow với Tây Âu đã được cải thiện đáng kể và Liên minh châu Âu (EU) nổi lên như một thị trường lớn cho các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Nga. Thực tế này không thay đổi cho đến khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào tháng 2/2022.

Tuy nhiên, ngay từ cuối những năm 2010, các thị trường mới đã xuất hiện ở phương Đông, được hỗ trợ bởi sự trỗi dậy của một Trung Quốc đang “khát” năng lượng. Nga đã có kế hoạch xây dựng các đường ống mới đến phương Đông để đa dạng hóa thị trường khỏi Châu Âu. Mong muốn này được phản ánh trong kế hoạch xây dựng đường ống Yakutia-Khabarovsk-Vladivostok, được đổi tên thành Power of Siberia (PoS) vào năm 2012.

Đường ống PoS, do gã khổng lồ khí đốt của Nga Gazprom vận hành, sẽ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ các mỏ khí Kovykta và Chayanda ở Yakutia đến Heihe ở Trung Quốc, nơi đường ống Heihe-Thượng Hải do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) vận hành sẽ bắt đầu.

Việc Mông Cổ loại đường ống Sức mạnh Siberia 2 khỏi chiến lược quốc gia làm dấy lên lo ngại về việc dự án bị đình trệ. (Ảnh minh họa - Nguồn: News.mn)
Việc Mông Cổ loại đường ống Sức mạnh Siberia 2 khỏi chiến lược quốc gia làm dấy lên lo ngại về việc dự án bị đình trệ. Ảnh minh họa, nguồn News.mn.

Vào tháng 11/2014, một thỏa thuận khung đã được ký kết để tăng lượng giao hàng. Một số tuyến đường đã được xây dựng nhằm triển khai đường ống qua khu vực Altai, bao gồm cả nhà máy đường ống có thể có ở Kazakhstan. Tuy nhiên, cuối cùng, Mông Cổ đã được cân nhắc vì vị trí địa lý của nước này là tối ưu cho việc xây dựng đường ống.

Năm 2019, trong chuyến thăm Mông Cổ của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, việc khởi công đường ống PoS 2, trước đây gọi là đường ống Altai, đã được công bố. Một biên bản ghi nhớ (MoU) được ký kết giữa chính phủ Mông Cổ và Gazprom để cùng nhau đánh giá tính khả thi của đường ống.

Năm 2020, Gazprom bắt đầu công tác thiết kế và khảo sát PoS-2. Vào tháng 1/2022, nghiên cứu khả thi đã hoàn thành và tuyến đường sơ bộ của đường ống với điểm vào Mông Cổ đã được công bố. Các cơ quan địa phương tại nước này sẽ phối hợp xây dựng đường ống dẫn khí. Hơn nữa, vào tháng 7/2022, Thủ tướng Mông Cổ L. Oyun-Erdene cho biết, đường ống Soyuz Vostok có thể bắt đầu được xây dựng vào năm 2024.

Sau tháng 2/2022, Trung Quốc đã nổi lên như một nước mua năng lượng lớn của Nga. Về khí đốt, mức tiêu thụ trong nước tại quốc gia Đông Bắc Á vào khoảng 400 bcm mỗi năm và con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên. Trước đây, phần lớn khí đốt sử dụng tại Trung Quốc được nhập khẩu từ Turkmenistan. Với lượng khí đốt xuất khẩu từ đường ống PoS 1, dự kiến ​​sẽ đạt công suất thiết kế là 38 bcm vào năm 2025, đường ống PoS 2 sẽ bổ sung công suất là 50 bcm và đường ống PoS 3 thứ ba (từ Sakhalin vào Trung Quốc) sẽ vận chuyển thêm 10 bcm khí đốt.

Tuy nhiên, tổng lượng khí đốt từ 3 đường ống này cộng lại cũng chưa thể bằng 155 bcm khí đốt Nga bán cho Châu Âu vào năm 2021. Do đó, sự chậm trễ trong dự án PoS 2 sẽ khiến Moscow mất đi nguồn thu đáng kể. Từ tháng 2/2022, một số nước Châu Âu đã giảm lượng khí đốt tự nhiên nhập khẩu qua đường ống từ Nga nhưng vẫn tiếp tục nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này.

Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, kết nối Nga và Trung Quốc qua Mông Cổ, là một dự án tiêu biểu tượng trưng cho mối quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” giữa Bắc Kinh và Moskva. Nếu hoàn thành, nó sẽ chuyển 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm sang Trung Quốc.
Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên, kết nối Nga và Trung Quốc qua Mông Cổ, là một dự án tiêu biểu tượng trưng cho mối quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” giữa Bắc Kinh và Moskva. Nếu hoàn thành, nó sẽ chuyển 50 tỷ m3 khí đốt tự nhiên mỗi năm sang Trung Quốc.

Với việc EU áp đặt lệnh trừng phạt vòng 14 đối với LNG của Nga, các nước hiện cũng đã giảm mua hàng này từ xứ sở bạch dương. Năm 2023, Gazprom công bố khoản lỗ 7 tỷ USD. Trong khi đó, thỏa thuận vận chuyển khí đốt qua Ukraine khó có thể được gia hạn. Vì vậy, Moscow rất cần thị trường mới. Đây là lý do tại sao PoS 2 là một dự án quan trọng đối với Nga.

Mặc dù cả Gazprom và CNPC đã nhất trí về nguyên tắc, các cuộc đàm phán về giá khí đốt, khối lượng, chia sẻ chi phí xây dựng và các vấn đề liên quan khác vẫn đang được tiến hành. Trung Quốc muốn Gazprom bán khí đốt ngang bằng với giá trong nước, vào khoảng 60 USD cho 1.000 mét khối, trong khi Nga đang bán qua đường ống PoS 1 với giá 257 USD cho 1.000 mét khối.

Hơn nữa, Bắc Kinh còn có những lo ngại khác, chẳng hạn như Gazprom muốn kiểm soát đoạn đường ống qua Mông Cổ, điều mà Trung Quốc lo ngại sẽ làm tăng ảnh hưởng của Nga tại quốc gia thảo nguyên.

Việc xây dựng tuyến đường ống thứ tư của đường ống Trung Á-Trung Quốc, được gọi là tuyến D, sẽ giúp xuất khẩu thêm 30 bcm khí đốt tự nhiên sang Trung Quốc, nâng lượng khí đốt nhập khẩu từ Turkmenistan vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lên 85 bcm.

Trong khi đó, chuyến thăm Mông Cổ của ông Putin vào tuần đầu tiên của tháng Chín có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề này và đưa đường ống trở lại chương trình nghị sự. Gazprom đã mất một khoản doanh thu đáng kể kể từ khi nổ ra xung đột ở Ukraine, và bất kỳ sự chậm trễ nào nữa trong việc xây dựng đường ống sẽ làm giảm năng lực xuất khẩu khí đốt của Nga.

Theo ORF

Bài liên quan

Tin mới

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên kiểm tra việc khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa

Chiều 18/9, đồng chí Nguyễn Huy Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã đi kiểm tra thực tế công tác khắc phục hậu quả mưa bão tại huyện Định Hóa. Cùng đi có đồng chí Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT
Cục QLTT thành phố Cần Thơ tập huấn phân biệt hàng thật – hàng giả, quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường TMĐT

Sở Khoa học-Công nghệ phối hợp Cục Quản lý thị trường (QLTT) TP Cần Thơ, Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (VACIP) đã tổ chức hội nghị tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả nhãn hiệu và xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) trên môi trường thương mại điện tử.

Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định
Phát hiện 01 cơ sở kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định

Ngày 18 tháng 9 năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh T.P do ông T.C.B làm chủ, địa chỉ: xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa dưới hình thức hộ kinh doanh nhưng chủ hộ không thực hiện đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định.

Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa
Triển khai biện pháp phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ tại thị xã Sa Pa

Để chủ động trong công tác phòng, chống các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau mưa lũ, sạt lở đất, Trung tâm Y tế thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đang tiến hành phun thuốc tiêu độc khử trùng môi trường trên diện rộng.

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.