EVFTA và những thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam
Chương Sở hữu trí tuệ (SHTT) của EVFTA bao gồm các cam kết về các nguyên tắc bảo hộ quyền SHTT, phạm vi quyền SHTT, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật, giống cây trồng, vấn đề hết quyền và thực thi quyền SHTT.
Quyền sở hữu công nghiệp
Các nghĩa vụ về nhãn hiệu được quy định tại các điều từ 12.17 đến 12.22. Bên cạnh yêu cầu về việc dành các quyền cho chủ sở hữu nhãn hiệu được bảo hộ và ngoại lệ quyền, Hiệp định còn đặt ra các yêu cầu nhằm hài hòa hóa hệ thống bảo hộ nhãn hiệu như sử dụng Bảng phân loại hàng hóa theo Thỏa ước Nice; tham khảo quy định của Hiệp ước về Luật Nhãn hiệu; và phải thông báo bằng văn bản quyết định từ chối và nêu rõ lý do; cơ hội phản đối đăng ký dành cho người thứ ba và cơ hội phản hồi ý kiến phản đối dành cho người nộp đơn; cơ sở dữ liệu điện tử về đơn và đăng ký nhãn hiệu; khả năng chấm dứt hiệu lực đăng ký nhãn hiệu nếu trong 5 năm liên tục nhãn hiệu không được sử dụng thực sự, trong đó có giải nghĩa nghĩa vụ “sử dụng thực thụ” và khả năng tước quyền hoặc quy định cấm sử dụng nhãn hiệu nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn cho công chúng về bản chất, chất lượng, nguồn gốc địa lý… của hàng hóa, dịch vụ.
Các nghĩa vụ liên quan đến chỉ dẫn địa lý được nêu cụ thể tại Điều 12.23 đến Điều 12.31 của chương SHTT trong Hiệp định, có thể chia làm hai nhóm: Nghĩa vụ liên quan đến hệ thống bảo hộ chỉ dẫn địa lý quốc gia; công nhận và bảo hộ các chỉ dẫn địa lý trong danh mục theo Hiệp định. Trong đó, đối với hệ thống quốc gia, mỗi Bên phải có hệ thống đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo chuẩn mực nhất định: Đăng bạ ghi nhận tất cả các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ; thẩm định nội dung chỉ dẫn địa lý; có thủ tục phản đối; có thủ tục sửa chữa, chấm dứt và hủy bỏ đăng ký.
Đối với, các chỉ dẫn địa lý cụ thể, Việt Nam phải công nhận và bảo hộ 169 chỉ dẫn địa lý của EU, phía EU công nhận và bảo hộ 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở mức bảo hộ mà Luật SHTT của Việt Nam dành cho các chỉ dẫn địa lý sử dụng cho rượu vang và rượu mạnh. Danh mục các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có thể được bổ sung theo thủ tục sửa đổi EVFTA. Tuy nhiên, những chỉ dẫn địa lý đã bị chấm dứt bảo hộ ở Bên xuất xứ thì cũng bị chấm dứt bảo hộ theo Hiệp định mặc dù chưa bị xóa khỏi Danh mục. Hiệp định cũng quy định ngoại lệ và thời gian chuyển tiếp cho việc bảo hộ một số chỉ dẫn địa lý như “Asiago”, “Fontina”, “Gorgonzola” (cho sản phẩm trong nhóm pho mát); “Feta” (cho sản phẩm trong nhóm pho mát làm từ sữa cừu hoặc sữa cừu và sữa dê) và “Champagne” (cho sản phẩm trong nhóm rượu vang).
EVFTA còn yêu cầu xử lý hành chính theo các biện pháp do luật nội địa tự do quy định để ngăn cấm các hành vi lừa dối, gây nhầm lẫn về nguồn gốc địa lý của sản phẩm (hiểu sai rằng hàng hóa có xuất xứ từ khu vực tương ứng với chỉ dẫn địa lý).
Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo
Nghĩa vụ liên quan đến bảo hộ kiểu dáng công nghiệp được đề cập tại các điều từ 12.34 đến 12.37. Điểm đáng chú ý của của các nghĩa vụ này là các Bên cam kết bảo hộ cho kiểu dáng có tính nguyên gốc hoặc có tính mới thông qua việc đăng ký với thời hạn là 15 năm; gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp trong vòng 2 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; đối với kiểu dáng áp dụng cho hoặc chứa đựng trong một sản phẩm là một phần của một sản phẩm phức hợp chỉ được xem là mới và có tính nguyên gốc: Nếu bộ phận đó, khi được lắp vào sản phẩm tổng thể, vẫn nhìn thấy được trong quá trình sử dụng thông thường sau đó, và trong phạm vi những đặc điểm nhìn thấy được của bộ phận đó đáp ứng điều kiện về tính mới và tính nguyên gốc. Trong đó, “sử dụng thông thường” có nghĩa là sử dụng bởi người sử dụng cuối cùng, không bao gồm việc duy trì, cung cấp dịch vụ hoặc sửa chữa.
Các nghĩa vụ về sáng chế được quy định tại các điều từ 12.38 đến 12.40. Trong đó, hai Bên cam kết đơn giản hóa và phát triển thủ tục đăng ký sáng chế trên cơ sở tham khảo Hiệp ước về Luật Sáng chế; khẳng định các nghĩa vụ theo Hiệp ước hợp tác sáng chế (PCT) mà Việt Nam đã là thành viên, thừa nhận tầm quan trọng của Tuyên bố Doha về Hiệp định TRIPS và sức khỏe cộng đồng... và đặc biệt là có cơ chế đầy đủ và hiệu quả để đền bù cho chủ sở hữu sáng chế vì việc giảm thời hạn bảo hộ hữu hiệu của bằng sáng chế do sự chậm trễ bất hợp lý trong việc cấp phép lưu hành thị trường lần đầu tại lãnh thổ của mình. Việc đền bù đó có thể dưới hình thức gia hạn thời hạn quyền có được từ bảo hộ sáng chế.
Ngoài ra, Hiệp định còn quy định nghĩa vụ liên quan đến bảo hộ thông tin bí mật theo Hiệp định TRIPS và giống cây trồng theo Công ước UPOV.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Nghĩa vụ về thực thi quyền SHTT bao gồm 4 nhóm chính: Các quy định chung (Điều 12.43-12.44); Thực thi bằng biện pháp dân sự (Điều 12.45-12.54); Thực thi tại biên giới (Điều 12.56-12.60) và Trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian (Điều 12.55).
Nhóm nghĩa vụ chung chủ yếu là nhắc lại các nghĩa vụ về thực thi quyền theo Hiệp định TRIPS và quy định về chủ thể được yêu cầu thực thi quyền SHTT (gồm chủ thể nắm quyền SHTT, bên được cấp phép sử dụng, tổ chức quản lý tập thể quyền SHTT, tổ chức chuyên nghiệp về bảo vệ quyền trong phạm vi pháp luật quốc gia, theo pháp luật quốc gia).
Về thực thi dân sự, Hiệp định đặt ra yêu cầu khá chi tiết liên quan đến hệ thống thực thi dân sự như biện pháp khẩn cấp tạm thời (quyền yêu cầu áp dụng biện pháp; các biện pháp phải nhanh chóng và hiệu quả và có thể bao gồm thu giữ hoặc block tài sản...); chứng cứ (thẩm quyền buộc bên bị cung cấp chứng cứ và buộc bên bị cung cấp thông tin theo yêu cầu xác đáng của bên nguyên trong giới hạn cho phép của pháp luật quốc gia); các biện pháp xử lý để giảm thiểu khả năng tiếp tục xâm phạm; thẩm quyền ban hành lệnh cưỡng chế (cấm hoặc buộc làm gì đó); thẩm quyền xác định thiệt hại căn cứ vào các yếu tố “thích hợp”; chi phí pháp lý; công khai bản án, hình thức phạt tiền thay thế...
Về thực thi tại biên giới, Hiệp định yêu cầu các biện pháp thực thi quyền tại biên giới phải phù hợp với nghĩa vụ theo Hiệp định GATT và Hiệp định TRIPS, đặc biệt là Điều 41 (các nghĩa vụ tổng quát về thực thi) và Phần III.4 (các yêu cầu đặc biệt về kiểm soát biên giới). Đối tượng áp dụng biện pháp biên giới theo Hiêp định bao gồm cả hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và sao chép lậu quyền tác giả, quyền liên quan. Tuy nhiên, đối với hàng xuất khẩu, hàng hóa chỉ bị áp dụng biện pháp hải quan khi pháp luật quốc gia quy định hành vi xuất khẩu là xâm phạm quyền của chủ thể quyền. Bên cạnh đó, Hiệp định cũng yêu cầu các cơ quan hải quan phải tích cực trong việc phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền SHTT bằng nghiệp vụ phân tích rủi ro và phải phối hợp với chủ SHTT và tiếp nhận thông tin để phân tích rủi ro.
Về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ trung gian, Hiệp định đòi hỏi các Bên phải quy định về trách nhiệm pháp lý liên đới hành vi xâm pham quyền tác giả và quyền liên quan đối với các nhà cung cấp dịch vụ trung gian trên mạng viễn thông (điển hình là dịch vụ Internet) và các trường hợp và điều kiện được miễn trách nhiệm; các trường hợp không được miễn trách nhiệm...
Những điều cần lưu ý
Đối với cán bộ quản lý Nhà nước: Việc thi hành nghiêm túc EVFTA là sự thể hiện quyết tâm lớn của Nhà nước ta trong việc hướng tới các chuẩn mực tiên tiến về bảo hộ SHTT của khu vực và thế giới nhằm thực hiện mục tiêu tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh để thu hút sự đầu tư ổn định lâu dài của các doanh nghiệp nước ngoài nói chung và doanh nghiệp từ các nước thuộc EU nói riêng. Sự đầu tư ổn định lâu dài đó cũng tạo ra những cơ hội lớn về thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, nguồn nguyên, vật liệu. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự đầu tư lớn cho việc hoàn thiện hệ thống SHTT.
Đồng thời, để hạn chế tác động tiêu cực của việc thi hành EVFTA, đặc biệt là việc thi hành nghĩa vụ đền bù thỏa đáng cho chủ sở hữu sáng chế, năng lực xử lý đơn của cơ quan cấp phép lưu hành dược phẩm cần được nâng cao để bảo đảm các đơn đăng ký thuốc không bị trì hoãn một cách bất hợp lý.
Bên cạnh đó, các cơ quan thực thi cần lưu ý đến danh mục các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo hiệp định và mức độ bảo hộ của các chỉ dẫn địa lý đồng thời lưu ý đến ngoại lệ quyền của một số chỉ dẫn địa lý như “Asiago”, “Fontina”, “Gorgonzola”,“Feta” và “Champagne”.
Đối với doanh nghiệp: Việc thi hành các nghĩa vụ theo Hiệp định sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam có thể xác lập và bảo vệ thành quả đầu tư cho hoạt động sáng tạo, từ sáng tạo đổi mới công nghệ, mẫu mã, bao bì đến nhãn hiệu sản phẩm và dịch vụ một cách dễ dàng hơn tại Việt Nam. Đây là động lực để các doanh nghiệp tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa vào việc tạo ra quyền SHTT, trong đó có hoạt động sáng tạo nhằm đổi mới công nghệ và tạo môi trường tốt cho việc thu hút chuyển giao công nghệ của nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm của Việt Nam trong ngắn hạn và tạo điều kiện từng bước nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của ta trong dài hạn.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn, đối với doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp chưa có tài sản trí tuệ của riêng mình mà đang ứng dụng, khai thác nguồn tài sản trí tuệ đã thuộc về công chúng cần lưu ý (tiến hành tra cứu thông tin về quyền SHTT kỹ càng) để tránh rơi vào tình trạng xâm phạm quyền SHTT ngay tình và xây dựng chiến lược đầu tư cho việc tạo ra và phát triển tài sản trí tuệ của riêng mình để có thể được hưởng lợi từ hệ thống bảo hộ SHTT.
Với các nhà nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm pho mát từ Hoa Kỳ, Ốt-xtrây-li-a và Niu Di-lân cần lưu ý về quyền đối với các chỉ dẫn địa lý của EU được xác lập theo hiệp định. Nhiều chỉ dẫn địa lý của EU được bảo hộ theo Hiệp định được các nước nêu trên sử dụng như tên gọi chung cho sản phẩm pho mát.
Minh Anh
Tin mới
Giá lúa gạo hôm nay 4/10: Thị trường giao dịch sôi động trở lại
Hôm nay, giá lúa gạo tại thị trường trong nước điều chỉnh tăng với gạo. Thị trường giao dịch sôi động trở lại...
Hà Nội đề xuất Bộ Xây dựng ban hành quy chuẩn PCCC đối với nhà ở riêng lẻ
UBND Thành phố Hà Nội đề xuất Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy, chữa cháy đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh...
Từ đầu năm đến nay, có 131 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, trị giá 141.964 tỷ đồng
Những tháng còn lại của năm 2023, tổng giá trị trái phiếu sẽ đến hạn là 89.061 tỷ đồng. Có tới 33% giá trị trái phiếu sắp đáo hạn thuộc nhóm bất động sản với hơn 29.644 tỷ đồng, theo sau là nhóm ngân hàng với 27.161 tỷ đồng, chiếm 30%.
Diễn biến phiên chứng khoán sáng 04/10: VN-Index hồi phục hơn 16 điểm từ đáy
Dư âm của phiên hôm qua vẫn ám ảnh nhà đầu tư, khiến thị trường vẫn chìm trong sắc đỏ, VN-Index có lúc đã đe dọa ngưỡng hỗ trợ dài hạn ở đường MA200 (1.107). Tuy nhiên, ngưỡng này đang cho thấy là ngưỡng hỗ trợ mạnh của thị trường, vì thế, khi vừa xuyên xuống, ngay lập tức lực cầu bắt đáy đã nhập cuộc, kéo VN-Index hồi phục hơn 16 điểm từ đáy...
Trong tháng 9, phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đạt gần 13.900 tỷ đồng
Theo dữ liệu Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA) tổng hợp từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC), đã có 14 đợt phát hành riêng lẻ trong tháng 9 với tổng giá trị 13.865 tỷ đồng. Các đợt phát hành này, có lãi suất trung bình 9,1%/năm, kỳ hạn dao động từ 1,5-8 năm.
Huy động 12 tỷ USD phục vụ việc bảo vệ các rạn san hô
Ngày 3/10, các quốc gia thành viên Sáng kiến Rạn san hô quốc tế (ICRI) thông báo sẽ huy động 12 tỷ USD phục vụ việc bảo vệ các rạn san hô trước các nguy cơ như ô nhiễm môi trường và đánh bắt thủy sản quá mức.
Câu chuyện thương hiệu
Bức tranh thương hiệu ACM - Tập đoàn Khoáng sản Á Cường
Hành trình xây dựng thương hiệu Xianxi của CEO Văn Sơn
Meyhomes Capital Phú Quốc - The Infinity: Ưu đãi khủng kích hoạt “bom tấn” đầu tư cuối năm
Quỹ Chăm sóc Sức khỏe Gia đình Việt Nam mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng
Hồ Chí Minh: Doanh nhân Thanh Hóa gắn kết giao thương hỗ trợ doanh nghiệp thành viên
Bức tranh thương hiệu Nam A Bank - Ngân hàng TMCP Nam Á