Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

EVN mất đi vị trí “độc quyền” phát điện

Hiện, cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi EVN chỉ còn nắm giữ khoảng 37% nguồn điện, bao gồm trực tiếp và gián tiếp. Điều này cho thấy, hiện EVN không còn giữ vị trí "độc quyền" trong phát điện như trước năm 2006.

EVN không còn
 EVN không còn "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện. Ảnh internet.

Theo dố liệu từ Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương thì, năm 2023, trong số gần 80.000 MW nguồn điện toàn hệ thống (theo công suất đặt) năm 2023 tỷ lệ sở hữu, trực tiếp quản lý nguồn điện của các doanh nghiệp năng lượng Nhà nước gồm Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện chỉ nắm giữ khoảng 47% công suất đặt.

Cụ thể, EVN nắm giữ trực tiếp và gián tiếp là 37% (10% trực tiếp và 27% gián tiếp qua các tổng công ty phát điện), TKV chiếm 2% chủ yếu là nhiệt điện, PVN chiếm 8% chủ yếu là điện khí và thủy điện nhỏ. Số còn lại thuộc các nhà đầu tư tư nhân chiếm 42% và các dự án BOT chiếm khoảng 10%, nguồn điện nhập khẩu và nguồn khác chiếm khoảng 1%.

Trong vòng chỉ chưa đầy 20 năm, cơ cấu nguồn điện trong hệ thống điện Việt Nam đã có thay đổi lớn. Trong đó nguồn điện do các doanh nghiệp nhà nước đầu tư, nắm giữ đang giảm dần. Nguồn điện tư nhân ngày càng tăng đáng kể và dự kiến có thể chiếm gần một nửa toàn hệ thống vào năm 2030.

Như vậy, hiện EVN không còn giữ "độc quyền" nắm giữ toàn bộ nguồn điện và khâu sản xuất điện như trước năm 2006, với thực tế trong tổng công suất nguồn điện nắm giữ, hiện EVN chỉ chiếm 11% là trực tiếp.

Ảnh evngenco2.vn.
EVN mất đi vị trí “độc quyền” phát điện. Ảnh evngenco2.vn.

Trong đó, chủ yếu là các nhà máy thủy điện đa mục tiêu quan trọng như: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Trị An, và 26% còn lại là của 03 tổng công ty phát điện (Genco 1, Genco 2 và Genco 3) thuộc EVN. Các công ty này đang trong quá trình cổ phần, do vậy, tỷ lệ nắm giữ của EVN cũng đang giảm dần khi có đa dạng các thành phần kinh tế tham gia.

Đối với nguồn điện tư nhân, trước năm 2012, tư nhân sở hữu chưa đến 10% nguồn điện. Tuy nhiên đến nay, tỷ lệ này tăng nhanh, nhờ sự bùng nổ của năng lượng tái tạo sau khi có cơ chế khuyến khích của Chính phủ. Hiện tại, cơ cấu nguồn điện chia theo các loại hình nguồn ở Việt Nam bao gồm: thủy điện, nhiệt điện than, nhiệt điện khí, nhiệt điện dầu, năng lượng tái tạo, nguồn nhập khẩu và nguồn khác.

Trong đó, 02 nguồn điện nền cơ bản, quan trọng nhất vẫn là nhiệt điện và thủy điện. Tính đến cuối năm 2022, công suất điện than tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn nhất đạt 33% (25.820MW); thủy điện chiếm 28% (22.349MW); năng lượng tái tạo (không gồm thủy điện) chiếm 26% (20.670MW); điện khí chiếm 11% (8.977MW); còn lại là các nguồn khác.

Bên cạnh đó, về huy động nguồn điện, tính lũy kế 9 tháng năm 2023, sản lượng toàn hệ thống đạt 209,9 tỉ kWh, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, Cục Điều tiết điện lực cũng lưu ý, hiện công suất đặt của nguồn năng lượng tái tạo đứng thứ ba trong hệ thống, đạt xấp xỉ gần 21.000 MW nhưng sản lượng điện huy động chỉ chiếm gần 14% (9 tháng đầu năm 2023) sản lượng toàn hệ thống do những yếu tố đặc thù của nguồn điện này.

PV (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Tiếp đà suy yếu
Giá xăng dầu hôm nay 8/5: Tiếp đà suy yếu

Giá xăng dầu hôm nay 8/5, giá dầu thế giới tiếp đà suy yếu do lo ngại Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) khó sớm cắt giảm lãi suất.

Giá tiêu hôm nay 8/5: Duy trì ở ngưỡng 104.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 8/5: Duy trì ở ngưỡng 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5 duy trì ổn định ở mức giá 104.000 đồng/kg.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người

Phiên rà soát UPR về Việt Nam được các nước quan tâm cao với hơn 130 nước tham gia đối thoại và phát biểu trong không khí cởi mở, thẳng thắn và thực chất. Các nước ghi nhận các chính sách, nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong bảo đảm quyền con người.

Giá heo hơi hôm nay 8/5: Tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi
Giá heo hơi hôm nay 8/5: Tiếp tục tăng 1.000 đồng/kg ở một vài nơi

Giá heo hơi hôm nay (8/5) ghi nhận tăng rải rác tại một vài tỉnh thành ở mức 1.000 đồng/kg.

Lào tổ chức trọng thể mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Lào tổ chức trọng thể mít tinh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tham dự Lễ mít tinh có Phó Chủ tịch nước Lào Pany Yathotou; Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào; lực lượng vũ trang cùng đông đảo tầng lớp nhân dân các dân tộc Lào.

Cắt giảm, đơn giản hóa những thủ tục hành chính nào của Ngân hàng Nhà nước?
Cắt giảm, đơn giản hóa những thủ tục hành chính nào của Ngân hàng Nhà nước?

Quyết định số 381/QĐ-TTg cắt giảm, đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính thuộc 4 nhóm ngành nghề kinh doanh sau: Hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại; hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng phi ngân hàng; hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô; hoạt động đầu tư ra nước ngoài.