Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ứng dụng mã số, mã vạch cho sản phẩm hàng hóa mang lại nhiều lợi ích

Mã vạch được xem như “chứng minh thư” của hàng hóa để lưu thông trên thị trường, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được chính xác các loại hàng hóa, việc ứng dụng mã số, mã vạch trong các hoạt động tiêu dùng và quản lý sản phẩm hàng hóa đang mang lại nhiều lợi ích.

Ứng dụ
việc ứng dụng mã số, mã vạch trong các hoạt động tiêu dùng và quản lý sản phẩm hàng hóa đang mang lại nhiều lợi ích.
Sản phẩm măng khô Chung Thành, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa

Mã vạch của sản phẩm hàng hóa bao gồm mã số để nhận diện và phần mã vạch chỉ dành riêng cho máy tính, máy quét đưa vào hệ thống quản lý. Ở Việt Nam hầu hết đang áp dụng chuẩn mã vạch EAN với 13 chữ số, chia làm 4 nhóm với 3 số đầu là mã số quốc gia, 4 số tiếp theo là mã số doanh nghiệp, tiếp 5 số là mã số hàng hóa, số cuối cùng là số về kiểm tra.

Mã vạch được xem như “chứng minh thư” của hàng hóa để lưu thông trên thị trường, giúp người tiêu dùng dễ dàng phân biệt được chính xác các loại hàng hóa họ cần. Bởi khi quét mã vạch, mọi thông tin từ nguồn gốc xuất xứ, tên doanh nghiệp sản xuất, lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm... đều hiện ra. Việc in mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm cũng giúp các doanh nghiệp, nhà phân phối quản lý sản phẩm một cách hiệu quả hơn.

Từ việc phân loại riêng từng mặt hàng, theo dõi số lượng sản phẩm đến kiểm kê kho hàng để nắm chắc thông tin về doanh thu và xu hướng tiêu thụ của khách hàng. Bên cạnh đó, mã vạch còn giúp ngăn chặn được tình trạng giả mạo sản phẩm, từ đó nâng cao được chất lượng cũng như uy tín của sản phẩm ngay từ khâu đầu vào.

Với người tiêu dùng, việc quét mã vạch sản phẩm đã giúp mọi công đoạn tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ, thông tin hàng hóa... được rút gọn lại chỉ bằng một giây quét. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều phần mềm tra cứu mã vạch, có những ứng dụng sử dụng tốt nhưng có những ứng dụng bị lỗi như quét mã không lên hoặc có lên nhưng lại bị sai tên sản phẩm, sai nơi sản xuất...

Từ thực trạng này, tháng 5/2019, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã công bố phần mềm quét mã vạch Scan and Check có thể sử dụng trên điện thoại hệ điều hành Android và IOS, cho phép kiểm tra tính hợp pháp, xuất xứ hàng hóa. Đây cũng là phầm mềm chính thống của quốc gia lần đầu tiên được công bố cung cấp thông tin về chủ thương hiệu, sản phẩm hàng hóa do chính nhà sản xuất kê khai. Với phần mềm này, cơ quan quản lý Nhà nước có thể dễ dàng kiểm tra tình trạng hợp lệ của mã số, mã vạch quốc gia được gắn lên sản phẩm.

Doanh nghiệp thì có thể sử dụng mã số, mã vạch đầu 893 (thuộc mã quốc gia) để công khai thông tin về sản phẩm lẫn quảng bá hình ảnh thương hiệu cho thị trường trong nước và nước ngoài.

Theo ông Nguyễn Mạnh Hợp, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng Thanh Hóa, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa:

Việc ứng dụng mã số, mã vạch trong các hoạt động tiêu dùng và quản lý sản phẩm hàng hóa đều có những lợi ích riêng biệt. Người tiêu dùng thì dễ dàng nắm chắc được thông tin về sản phẩm mình mua và sử dụng. Còn các doanh nghiệp quản lý vừa thuận lợi hơn trong việc quản lý, cập nhật thông tin lưu thông, kiểm kê được lượng lớn hàng hóa, vừa biết rõ tình trạng lô hàng đó đã chuyển tới trung tâm phân phối nào hay đang nằm ở vị trí nào trong kho.

Từ đó, phần nào hiện đại hóa được quy trình quản lý doanh nghiệp; đồng thời góp phần nâng cao văn minh tiêu dùng của người dân.

Khánh An

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.