Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, giá chào bán gạo xuất khẩu 5% tấm đang ở mức 428 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 408 USD/tấn.
Hiện nay, gạo Việt đã thâm nhập được vào nhiều thị trường khó tính. Tại thị trường Liên minh Châu Âu-EU, lô hàng 500 tấn gạo mang thương hiệu riêng Cơm VietNam Rice đầu tiên được đưa lên kệ các chuỗi siêu thị bán lẻ lớn tại Pháp.
Sau đó, các khách hàng đã nhập thêm 500 tấn và trong vòng 01 tháng đã tiêu thụ hết 1.000 tấn gạo thương hiệu riêng của Việt Nam. Sau đơn hàng đầu tiên các đối tác EU tiếp tục đặt hàng cho những lô gạo tiếp theo, đến thời điểm này đơn đặt hàng trước cho năm 2023 đã lên đến 400.000 tấn gạo. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy gạo thương hiệu riêng của Việt Nam đã được người tiêu dùng EU đón nhận.
Tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long điều chỉnh tăng mạnh với nhiều mặt hàng lúa. Cụ thể, lúa IR 504 tăng 400 đồng/kg lên mức 5.700 – 5.900 đồng/kg; Đài thơm 8 5.900 – 6.000 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg; lúa OM 5451 tăng 400 đồng/kg lên mức 5.900 – 6.000 đồng/kg; OM 18 tăng 300 đồng/kg lên mức 5.800 – 6.000 đồng/kg; Nàng hoa 9 duy trì ở mức 5.600 – 5.800 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 5.900 – 6.100 đồng/kg; nếp Long An (tươi) 6.200 – 6.500 đồng/kg.
Hiện nếp An Giang khô đang được thương lái thu mua ở mức 8.400 – 8.500 đồng/kg; nếp khô Long An 8.600 – 9.000 đồng/kg; lúa IR 504 khô duy trì ở mức 6.500 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu tăng 50 đồng/kg lên mức 9.150 đồng/kg. Trong khi đó, giá gạo thành phẩm duy trì ổn định ở mức 9.800 đồng/kg. Với mặt hàng phụ phẩm, hiện giá tấm duy trì ở mức 9.300 đồng/kg; cám khô ổn định ở mức 8.250 – 8.300 đồng/kg.
Vân Quỳnh (t/h)