Giá cà phê sau phiên tăng vọt ngày hôm trước lại bất ngờ nhanh chóng đảo chiều giảm. Giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London giảm về sát ngưỡng 1.500, kỳ hạn giao tháng 7, giảm 13 USD (0,86%), xuống 1.502 USD/tấn; kỳ hạn giao tháng 9 cũng giảm 11 USD (0,71%), xuống còn 1.528 USD/tấn. Khối lượng giao dịch giảm.

Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng theo đà giảm. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 7 giảm 1,85 Cent (1,21%), xuống 150,95 Cent/lb và kỳ hạn giao tháng 9 giảm 1,85 Cent (1,20%), xuống 152,9 Cent/lb, ghi nhận của TG&VN vào lúc 0h55 ngày 20/5 (giờ Việt Nam). Khối lượng giao dịch tăng trung bình.

Giá cà phê trong nước tăng 700 đồng/kg, tại hầu hết các địa phương trọng điểm trong ngày hôm qua (19/5).

Tại Lâm Đồng, giá thu mua ở Bảo Lộc Robusta là 32.200 VNĐ/Kg, Di Linh Robusta: 32.100 VNĐ/Kg, Lâm Hà Robusta: 32.200 VNĐ/Kg

Tại Đăk Lăk, Cư M'gar Robusta: 33.300 VNĐ/Kg, Ea H'leo Robusta: 33.100 VNĐ/Kg, Buôn Hồ Robusta: VNĐ/Kg 33.100

Tại Gia Lai, giá Pleiku Robusta: 33.000 VNĐ/Kg, Ia Grai Robusta: 33.000 VNĐ/Kg, Chư Prông Robusta: 32.900 VNĐ/Kg

Tại Đăk Nông, Đắk R'lấp Robusta: 32.900 VNĐ/Kg, Gia Nghĩa Robusta : 33.000 VNĐ/Kg

Tại Kon Tum, Đắk Hà Robusta: 32.900 VNĐ/Kg

Tại TP. HCM, R1: 34.500 VNĐ/kg

Giá cà phê hôm nay 20/5: Giá cà phê giảm mạnh, giới đầu tư lại mua hàng
Giá cà phê hôm nay 20/5: Giá cà phê giảm mạnh, giới đầu tư lại mua hàng.

Hiện tượng giá cà phê tăng mạnh rồi lại giảm nhanh chỉ sau một phiên giao dịch được giới chuyên gia giải thích rằng, tuần trước do lo sợ lạm phát và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đã đẩy tâm lý "chạy trước khi quá muộn" đến đỉnh điểm, xảy ra hiện tượng bán tháo mạnh trên thị trường, dẫn đến giá cà phê trên cả hai sàn phái sinh đều giảm mạnh.

Phiên hôm qua, các nhà đầu tư lại đổ dồn mua hàng trở lại với tâm lý tiếc nuối vì đã bán quá nhiều trong ngày hôm trước. Đặc biệt, tâm lý thị trường đã trở lại ổn định rất nhiều khi sự phục hồi đã được nhận được sự đảm bảo lặp đi lặp lại từ nhiều quan chức Fed rằng họ sẽ không xem xét việc tăng lãi suất hoặc giảm tỷ lệ mua trái phiếu sớm.

Phó chủ tịch Fed Richard Clarida cho biết, nền kinh tế vẫn chưa đạt đến ngưỡng để đảm bảo thu hẹp lại việc mua trái phiếu. Trong khi Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan bóng gió rằng, ông chưa thấy chuyện gì phải lo lắng, bởi việc tăng lãi suất USD phải đợi đến năm 2022.

Hầu hết xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tuần này vẫn bị kẹt do các cuộc biểu tình phản đối Chính phủ đã làm giảm dòng hàng hóa tới các cảng, theo liên đoàn cà phê Colombia. Ước tính khoảng 900.000 bao (loại 60 kg/bao) cà phê xuất khẩu bị kẹt tại nước này do biểu tình.

Các đại lý cũng lưu ý lo lắng về sản lượng arabica của Brazil khi nhà sản xuất hàng đầu thế giới này thu hoạch một vụ mùa bị hạn hán.

Trong tháng 4/2021, giá cà phê thế giới biến động tăng. So với tháng trước, giá cà phê robusta giao tháng 5/2021 thị trường London tăng 45 USD/tấn lên mức 1.387 USD/tấn. Giá cà phê tăng do thị trường cà phê thế giới lo ngại về nguồn cung, khi Brazil bắt đầu vào thu hoạch vụ mùa mới năm nay với dự báo tổng sản lượng sụt giảm đáng kể.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, niên vụ 2020-2021, sản lượng cà phê của Việt Nam dự báo giảm 15% do ảnh hưởng đợt mưa lũ hồi tháng 10/2020 và hạn hán hồi tháng 5, 6/2020. Tuy nhiên, vụ mùa năm nay, kỹ thuật thu hái và phơi sấy sau thu hoạch đã được chú trọng, chất lượng được nâng cao.

Trúc Mai