Lực lượng Quản lý Thị trường kiểm đếm hàng hóa vi phạm bị tịch thu trước khi đưa đi tiêu hủy. Ảnh: Vũ Thảo
Lực lượng Quản lý Thị trường kiểm đếm hàng hóa vi phạm bị tịch thu trước khi đưa đi tiêu hủy. Ảnh: Vũ Thảo.

Ông Lê Hồng Hà-Cục trưởng Cục QLTT tỉnh-cho biết: “Năm 2020, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên đơn vị hạn chế công tác kiểm tra, chỉ thực hiện đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm hoặc là bị bắt quả tang. Do đó, các đội QLTT đã tăng cường trinh sát, nhân mối, tổ chức kiểm tra đột xuất để xử lý kịp thời các hành vi vi phạm về hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu đối với các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm như: thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, thực phẩm, dược phẩm, hàng may mặc, mỹ phẩm, các mặt hàng trang-thiết bị y tế, khẩu trang, gạo; động vật hoang dã; xăng dầu…Ngoài ra, bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ, Cục QLTT tỉnh đã trinh sát hoạt động bán hàng trên trang mạng xã hội Zalo, Facebook, qua đó phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ”.

Thời gian qua, Cục Quản lý Thị trường (QLTT) tỉnh Gia Lai đã phát hiện và xử lý kịp thời nhiều vụ vi phạm trong thực hiện quy định của pháp đã phát hiện và xử lý 1.232 vụ, các vụ vi phạm chủ yếu liên quan đến kinh doanh hàng cấm; hàng nhập lậu; hàng giả và hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ; các vi phạm tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, nhãn hàng hóa, mã số mã vạch; vi phạm về đầu tư, kinh doanh; vi phạm về hoạt động thương mại điện tử… Những mặt hàng vi phạm phổ biến là thuốc lá, xăng dầu, phân bón, dược phẩm, mỹ phẩm, phụ tùng xe máy, phụ kiện điện thoại, quần áo, túi xách, giày dép, đồ chơi trẻ em, thực phẩm…

Bên cạnh đó, nhằm góp phần bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng, Cục QLTT tỉnh mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021. Ông Lê Hồng Hà cho biết: Cục QLTT đang đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đối với các mặt hàng trọng điểm có nhu cầu tiêu thụ lớn như: điện tử, điện lạnh, quần áo, giày dép, lương thực, thực phẩm, bánh kẹo, đường, hoa quả, rượu bia, thuốc lá, xì gà, nước giải khát, xăng dầu, động vật và sản phẩm chế biến từ động vật...

Đặc biệt, QLTT tỉnh chú trọng kiểm tra đối với mặt hàng thịt heo, xử lý kịp thời đối với hành vi vận chuyển, kinh doanh sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, vật liệu nổ, pháo nổ, pháo hoa; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; kiểm tra công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử; kiểm tra các biểu hiện của hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật; kiểm tra việc thực hiện đo lường, công bố chất lượng và ghi nhãn hàng hóa…

Theo dự báo, nhu cầu đối với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ tăng rất mạnh vào thời điểm trước Tết và sẽ không tránh khỏi các hành vi kinh doanh hàng nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm, hàng nhái, hàng giả mạo nhãn hiệu tràn lan…

Cục QLTT tỉnh đẩy mạnh triển khai công tác trinh sát, nắm bắt tình hình cụ thể nguồn hàng cung cấp từ các tuyến đường bộ, đường hàng không khi tập kết về Gia Lai. Trong đó, đặc biệt chú trọng các tuyến Pleiku-Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, Pleiku đi các tỉnh phía Bắc, TP. Hồ Chí Minh và ngược lại nhằm ngăn chặn hoạt động tàng trữ, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng đưa vào nội địa để tiêu thụ. 

Thùy Linh