Minh họa, ảnh Quang Tấn
Minh họa, ảnh Quang Tấn.

Theo đó, mục tiêu cụ thể của kế hoạch là phấn đấu giai đoạn 2022-2025: Diện tích trồng trọt, số cơ sở chăn nuôi được chứng nhận sản xuất theo các tiêu chuẩn tăng 10%/năm (giai đoạn 2026-2030 tăng 15%/năm); 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản được chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm hoặc ký cam kết tuân thủ quy định an toàn thực phẩm.

Tỷ lệ cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm nông lâm sản và thủy sản được chứng nhận HACCP, ISO 22000 (hoặc tương đương) tăng 10%/năm (giai đoạn 2026-2030 tăng 15%/năm); Tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu tăng 10%/năm (giai đoạn 2026-2030 tăng 15%/năm); Tỷ lệ mẫu thực phẩm nông lâm thủy sản được giám sát vi phạm các quy định an toàn thực phẩm giảm 10%/năm (giai đoạn 2026-2030 giảm10%/năm).

100% các địa phương kiện toàn hệ thống quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản phù hợp với phân công, phân cấp; 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ (giai đoạn 2026-2030, duy trì 100% cán bộ quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản các cấp được bồi dưỡng, cập nhật hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ).

Cụ thể, để đạt được các mục tiêu tiêu đề ra, kế hoạch đã đề ra 7 nhóm giải pháp để thực hiện gồm: Triển khai thực hiện cơ chế chính sách; lồng ghép nhiệm vụ đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đủ điều kiện sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản chất lượng, an toàn vào các kế hoạch, đề án, chương trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới 2021-2025.

Phối hợp, huy động các nguồn lực nhà nước và xã hội trong đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Đổi mới công tác đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học công nghệ, khoa học quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông lâm thủy sản.

Đồng thời, tăng cường thông tin, truyền thông kịp thời, chính xác về chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và nâng cao uy tín nông sản của tỉnh. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, thực hiện cải cách hành chính, áp dụng các qui trình chuyên môn nghiệp vụ theo tiêu chuẩn, qui chuẩn và thông lệ quốc tế. Tăng cường hợp tác, thu hút nguồn lực và kinh nghiệm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và thúc đẩy xuất khẩu nông lâm thủy sản.

Ngoài ra, UBND tỉnh cũng đề nghị, trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

Thuận Yến - Thùy Linh