Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại phường Hoa Lư (TP. Pleiku) mang lại hiệu quả vượt trội. Ảnh: Đức Thụy
Mô hình trồng rau ứng dụng công nghệ cao tại phường Hoa Lư, TP. Pleiku mang lại hiệu quả vượt trội. Ảnh Đức Thụy.

Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, triển khai ứng dụng, tiếp nhận và làm chủ công nghệ tạo ra các chế phẩm sinh học phục vụ cho sản xuất, chuyển dần các sản phẩm có nguồn gốc hóa học sang nguồn gốc sinh học đạt tỷ lệ từ 50% trở lên;

Từng bước xây dựng nền kinh tế an toàn, tuần hoàn, theo hướng hữu cơ có giá trị gia tăng cao và bền vững;

Tăng quy mô đầu tư 50% so với hiện nay về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực công nghệ sinh học đối với các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập nhằm phát triển trình độ công nghệ sinh học của tỉnh đạt loại khá của vùng Tây Nguyên trong hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận quy trình, thành tựu về công nghệ sinh học;

Triển khai, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý các chất thải gây ô nhiễm, phục hồi và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;

Nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận và làm chủ được 10-15 quy trình công nghệ sinh học trong chọn tạo giống cây trồng, vật nuôi..., từ 5-7 quy trình công nghệ sinh học trong công nghiệp bảo quản, chế biến...; hỗ trợ 5-10 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.

Phấn đấu đến năm 2045, hỗ trợ 10-15 doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại nhằm mang tính dẫn dắt các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh đạt loại khá của cả nước.

Triển khai/làm chủ được một số công nghệ sinh học mới, hiện đại, tạo ra sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực đủ trình đô làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiện đại ở quy mô công nghiệp.

Do đó, Kế hoạch đã đề ra 03 nhiệm vụ, 05 nhóm giải pháp trọng tâm để thực hiện như: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, cập nhật thành tựu về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; đầu tư tiềm lực phục vụ phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; phát triển, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học và phát triển công nghiệp sinh học.

Về giải pháp: Tuyên truyền vai trò của công nghệ sinh học trong phát triển kinh tế - xã hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong nền kinh tế gắn với mô hình tăng trưởng hiện đại, xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, y dược của tỉnh; ứng dụng công nghệ sinh học trong quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động đổi mới sáng tạo, gắn với phát triển công nghệ sinh học.

Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rông quan điểm, mục tiêu và nội dung Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30 tháng 01 năm 2023 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 67-CTr/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu, phù hợp với tình hình thực tế, gắn với chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện Kế hoạch.

Yến Linh (t/h)