Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo đó, mục tiêu cụ thể của Kế hoạch là phấn đấu đến năm 2030: 100% thuốc được cung ứng chủ động, kịp thời cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc.

Duy trì tỷ lệ sử dụng thuốc sản xuất trong nước/tổng số tiền sử dụng thuốc tại các cơ sở y tế/năm:  Bệnh viện Đa khoa tuyến tỉnh đạt thấp nhất là 50%; Trung tâm Y tế tuyến huyện đạt thấp nhất là 70%.

Duy trì bền vững tỷ lệ 100% cơ sở bán buôn thuốc đạt tiêu chuấn “Thực hành tốt phân phối thuốc" (GDP), 100% cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc, quầy thuốc) đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc" (GPP).

Trung tâm Kiểm nghiệm tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống quản lý phòng thí nghiệm theo nguyên tắc “Thực hành tốt phòng kiểm nghiệm thuốc" (GLP) và tiêu chuẩn ISO/IEC 17025. 100% các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động sử dụng thuốc có tổ chức và triển khai các hoạt động dược lâm sàng.

Tỷ lệ người làm công tác dược lâm sàng đạt 01 người/100 giường bệnh nội trú và 02 người/1.000 đơn thuốc được cấp phát cho bệnh nhân ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.

100% cơ sở bán buôn và bán lẻ thuốc trên địa bàn tỉnh kết nối liên thông với Hệ thống cơ sở dữ liệu Dược quốc gia; đảm bảo duy trì hoạt động 100% dịch vụ công trực tuyến lĩnh vực Dược được tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia.

Đạt tỷ lệ 1,5 Dược sĩ/1 vạn dân, trong đó dược sĩ được đào tạo chuyên ngành dược lâm sàng đạt tối tiểu 20%. Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 3040/KH-UBND ngày 24/12/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, phấn đấu đến năm 2045, tiếp tục đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, có chất lượng cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh; nâng cao hiệu quả thực hiện công tác kiểm soát chất lượng thuốc, phân phối thuốc, dược lâm sàng, thông tin thuốc và cảnh giác dược.

Tiếp tục triển khai Kế hoạch số 3040/KH-ƯBND ngày 24/12/2022 của UBND tỉnh Gia Lai về phát triển công nghiệp dược, dược liệu tỉnh Gia Lai đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Do đó, UBND tỉnh đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục hoàn thiện về cơ chế chính sách; Hoàn thành các nội dung của Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia phát triến ngành Dược Việt Nam của tỉnh Gia Lai; Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực Dược tại địa phương; Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả;

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ về dược, trong đó tập trung vào các nội dung liên quan đến phát triển dược liệu trong tỉnh; ứng dụng Công nghệ thông tin và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành Dược; Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của cơ sở kinh doanh dược về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về dược, hoạt động khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập trong lĩnh vực Dược.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, các cơ quan, tổ chức liên quan của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố xác định mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu của giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu thực tế đặt ra nhằm từng bước phát triển ngành Dược của tỉnh Gia Lai.

Ngoài ra, phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tổ chức thực hiện; theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, giám sát việc thực hiện. UBND tỉnh cũng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp tích cực tham gia tuyên truyền, giám sát việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Thuận Yến (t/h)