Cụ thể, tại kho An Giang, giá lúa IR504 đang được thương lái thu mua ở mức 6.700 – 6.900 đồng/kg; lúa Đài thơm 8 ở mức 6.900 – 7.100 đồng/kg; lúa OM 5451 dao động 6.400 - 6.600 đồng/kg; lúa OM 18 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; Nàng Hoa 9 giá 6.600 - 6.800 đồng/kg; lúa Nhật cũng ổn định ở mức 7.800 - 8.000 đồng/kg; lúa Nàng Nhen (khô) ở mức 13.000 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp Long An (tươi) ở mức 6.300 – 6.600 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 6.000 – 6.300 đồng/kg; nếp AG (khô) ở mức 7.400 - 7.600 đồng/kg; nếp Long An (khô) có giá 7.700 - 7.900 đồng/kg.
Với mặt hàng gạo, giá gạo nguyên liệu, thành phẩm điều chỉnh tăng 50 – 100 đồng/kg. Theo đó, gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 10.200 – 10.300 đồng/kg, tăng 50 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức 11.700 – 11.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg.
Với mặt hàng phụ phẩm, giá tấm IR 504 dao động 9.800 – 9.900 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg. Trong khi đó giá cám khô ở mức 7.350 đồng/kg.
Tại các chợ lẻ, giá gạo thường ở mức 11.500 - 12.500 đồng/kg; nếp ruột vẫn ổn định ở mức 14.000 - 16.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen có giá 22.000 đồng/kg. Gạo thơm Thái hạt dài duy trì 18.000 - 19.000 đồng/kg; Gạo thơm Jasmine giá 15.000 - 16.000 đồng/kg.
Gạo Hương Lài giá 19.000 đồng/kg; Gạo trắng thông dụng giá 14.500 đồng/kg; Gạo Nàng Hoa giá 18.500 đồng/kg; Gạo Sóc thường dao động 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Gạo Sóc Thái giá ổn định 18.000; Gạo thơm Đài Loan có giá là 20.000 đồng/kg; Gạo Nhật giá 22.000 đồng/kg và cám duy trì mức 8.500 - 9.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu chững lại sau phiên điều chỉnh tăng. Cụ thể, gạo 5% tấm giao dịch ở mức 533 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 513 USD/tấn.
Theo ông Nguyễn Văn Thành - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Phước Thành IV, Vĩnh Long, mỗi ngày, giá gạo tăng thêm 200 đồng/kg. Những đơn vị xuất khẩu gạo cũng gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nhất là những đơn vị mà còn nợ những hợp đồng cũ. Giá tăng cao và nhanh như vậy thì mình cũng khó ký được hợp đồng mới.
“Hiện nay mình phải chủ động. Thứ nhất là tập trung để mua hàng, đảm bảo có lượng hàng trong kho cung cấp cho các thị trường mà hiện tại mình đang có để đảm bảo giữ được thị trường. Thứ hai là mình phải tập trung mua những lượng hàng chất lượng để làm sao có đủ lượng hàng khi ký hợp đồng với đối tác, mình không có rủi ro", ông Nguyễn Văn Thành, nhận định.
Được biết, sau khi Ấn Độ có lệnh cấm xuất khẩu gạo, các khách hàng quốc tế hỏi mua nhiều. Trong tuần qua, giao hàng gạo Việt đi các thị trường đều tăng mạnh so với tuần trước đó. Đặc biệt với 2 chủng loại chính là Đài thơm 8/OM 18 và IR 504. Giá gạo xuất khẩu cũng ghi nhận mức tăng mạnh.
Minh An(T/h)