Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu

Nhận định về xu hướng thị trường lúa gạo năm 2024, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, giá lúa gạo trong năm 2024 và những năm tới vẫn cao, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao giá trị.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, gạo Việt Nam xuất khẩu khoảng 8,29 triệu tấn, mang về giá trị 4,78 tỷ USD, tăng 16,7% về khối lượng và tăng 38,4% về giá trị so với năm 2022. Đây là con số cao kỷ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu tham gia xuất khẩu gạo.

Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Cũng trong năm 2023, gạo ST25 của Sóc Trăng tiếp tục đoạt giải "Gạo ngon nhất thế giới". Điều đặc biệt hơn, giá trị gạo Việt Nam trên thị trường thế giới đã được khẳng định khi các đối tác nhập khẩu và người tiêu dùng đều ưa chuộng gạo Việt.

Nhận định về xu hướng thị trường lúa gạo năm 2024, ông Nguyễn Vĩnh Trọng, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng cho rằng, giá lúa gạo trong năm 2024 và những năm tới vẫn cao, các doanh nghiệp Việt Nam nên tận dụng cơ hội sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu để nâng cao giá trị.

Ông Phạm Thái Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Trung An khẳng định: Năm 2024 xuất khẩu gạo có thể tốt hơn khi chúng ta tận dụng được cơ hội thị trường do nhu cầu tiêu thụ vẫn lớn, trong bối cảnh thế giới đang thiếu gạo; mặc dù Việt Nam cũng bị biến đổi khí hậu nhưng chúng ta vẫn có thể tăng sản xuất.

Ông Phạm Thái Bình đề xuất muốn phát triển bền vững, cần phải sắp xếp lại chuỗi giá trị sản xuất lúa gạo; liên kết chặt doanh nghiệp và nông dân để đôi bên cùng có lợi. Theo đó, cần đẩy mạnh triển khai "Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp" mà Chính phủ đã ban hành.

Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, để tham gia Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao, các tỉnh có thể khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng trước để triển khai sản xuất với nông dân. Theo đó thành lập hoặc củng cố các hợp tác xã. Các hợp tác xã sẽ được huấn luyện trồng lúa theo giống nào, quy trình nào để nông dân làm theo. Các hợp tác xã sẽ sản xuất theo đặt hàng của doanh nghiệp để có đầu ra ổn định.

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng, cần đa dạng sản xuất các giống gạo, loại gạo khác nhau để bán cho những người sản xuất có nhu cầu… Đặc biệt, cần sắp xếp trên thị trường, chia thị phần gạo của mình ra để xuất khẩu hoặc bán trong nước. Nếu làm vậy các doanh nghiệp sẽ từ từ không còn tranh mua, tranh bán, mà mỗi doanh nghiệp có vùng nguyên liệu của mình. Đây là con đường tương lai để gạo của Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững.

PGS.TS. Nguyễn Phú Son, Trường Đại học Cần Thơ phân tích những điểm nghẽn chính của việc phát triển chuỗi giá trị lúa gạo. Trong đó có những điểm nghẽn “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” như các tác nhân tham gia chuỗi giá trị chưa nhận thức được đúng và đầy đủ về bản chất của liên kết. Chính vì vậy, mục tiêu liên kết của họ chỉ dừng lại ở chỗ đạt được lợi nhuận trong ngắn hạn, hơn là trong dài hạn, dẫn đến hợp đồng liên kết giữa họ chỉ mang tính thời vụ.

Điểm nghẽn nữa là tư duy sản xuất kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi chưa được chuyển đổi theo hướng thị trường và bền vững. Thiếu sự chia sẻ rủi ro và lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị. Hệ lụy của vấn đề này đã thường xuyên dẫn đến tình trạng bội tín, bẻ kèo giữa các bên tham gia liên kết. Điểm nghẽn tiếp theo, quy mô sản xuất nhỏ làm hạn chế khả năng ứng dụng cơ giới và tự động hóa trong sản xuất lúa, dẫn đến chi phí sản xuất cao.

Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.
Giá lúa gạo năm 2024 và những năm tới vẫn cao, cần nâng cao chuỗi giá trị để xuất khẩu. Ảnh internet.

Ông Nguyễn Duy Thuận, Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời, chia sẻ: “Mặc dù hiện nay có nhiều ưu đãi cho người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lúa gạo tuy nhiên chưa hoàn toàn phù hợp với đặc tính của ngành lúa gạo. Giống như tình trạng có áo nhưng không mặc được, vẫn phải chịu lạnh”.

Tiếp theo là rào cản môi trường pháp luật. Tình trạng người dân, doanh nghiệp vi phạm, bẻ kèo, vi phạm hợp đồng hay nhiều hành vi vi phạm khác đang còn diễn ra phổ biến.

Tập đoàn Lộc Trời kiến nghị cần gắn quy hoạch diện tích trồng lúa với các nhà máy chế biến để đảm bảo sự ổn định trong chuỗi canh tác và chế biến lúa gạo. Mỗi nhà máy sẽ đăng ký sản xuất cho một nhóm thị trường có chất lượng tương đồng để có thể tạo ra sự ổn định trong cung cấp lúa gạo… Đề nghị Nhà nước ban hành quy định về lượng giống sử dụng không được vượt quá 100 kg/ha, lượng phân bón hóa chất, lượng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa chất và qui định xử phạt đối với gạo có dư lượng hóa chất cao hơn qui định….

Theo ông Cao Đức Phát, Chủ tịch HĐQT Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, ngành hàng lúa gạo Việt Nam có 02 thách thức phải giải quyết, đó là nâng cao thu nhập cho nông dân và chuyển đổi sản xuất xanh để thích ứng biến đổi khí hậu. Thực tế hiện nay, ở nhiều nơi đã có hiện tượng nông dân bỏ ruộng hoặc bỏ vụ, do không thể sống được bằng nghề trồng lúa.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

EVNSPC: Trên 800 triệu đồng dành để thưởng cho những ý tưởng tiết kiệm điện
EVNSPC: Trên 800 triệu đồng dành để thưởng cho những ý tưởng tiết kiệm điện

Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) vừa phát đi thông báo tổ chức cuộc thi tiết kiệm điện (TKĐ) năm 2024. Cuộc thi năm nay khá hấp dẫn, đa dạng với nhiều hình thức, tạo điều kiện để khách hàng cũng như cán bộ công nhân viên (CBCNV) trong ngành đưa ra những ý tưởng, chia sẻ những phương cách sử dụng điện hiệu quả.

Việt Nam nằm trong TOP 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới
Việt Nam nằm trong TOP 3 quốc gia xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới

Số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Việt Nam hiện đang có khoảng 3.500 dự án, đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành dệt may, với tổng mức đầu tư khoảng trên 37 tỷ USD.

Gần 200 thành viên AIA Việt Nam tham gia hiến máu nhân đạo
Gần 200 thành viên AIA Việt Nam tham gia hiến máu nhân đạo

Với mong muốn giúp cộng đồng “Sống khỏe hơn, lâu hơn và hạnh phúc hơn” và tinh thần “Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại” nhằm góp phần lan tỏa phong trào hiến máu cứu người, gần 200 thành viên AIA Việt Nam tại Văn phòng Hà Nội đã tham gia ngày hội hiến máu.

Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng
Nên xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo theo thị trường, khu vực và chất lượng

Các chuyên gia nhận định thời gian tới có nhiều cơ hội cho xuất khẩu gạo Việt Nam vào thị trường Châu Á - Châu Phi, giá gạo xuất khẩu tiếp tục ở mức cao, thuận lợi cho Việt Nam. Bởi lẽ, các nước sản xuất, xuất khẩu gạo lớn đều có kế hoạch cắt giảm sản lượng trước ảnh hưởng của El Nino.

DIC Corp lên kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 47,6% thị trường
DIC Corp lên kế hoạch chào bán 200 triệu cổ phiếu với giá thấp hơn 47,6% thị trường

Tổng CTCP Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã DIG – sàn HOSE) quay trở lại kế hoạch huy động mới 3.000 tỷ đồng từ cổ đông hiện hữu.

Số lượng nhà bỏ không ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục 9 triệu ngôi
Số lượng nhà bỏ không ở Nhật Bản đã tăng lên mức cao kỷ lục 9 triệu ngôi

Nhật Bản bỏ không 9 triệu ngôi nhà, quá đủ cho từng người dân ở thành phố New York, Mỹ, khi quốc gia Đông Á này phải vật lộn với dân số ngày càng giảm.