Giá tiêu giảm nhẹ tại một số địa phương

Theo đó, giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương, giao dịch từ 82.500 – 85.000 đồng/kg.

Cụ thể, Gia Lai là tỉnh được ghi nhận giá thu mua thấp nhật thị trường khi giao dịch ở mức 82.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại tỉnh Đồng Nai các thương lái thu mua ở mức 83.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk cùng ghi nhận ở mức 83.000 đồng/kg.

Tỉnh Bình Phước giá thu mua được ghi nhận ở mức giá 84.000 đồng/kg.

Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận mức giá ở ngưỡng cao nhất là 85.000 đồng/kg.

Trong tuần qua, khu vực Tây Nguyên mất 2.500 - 3.000 đồng/kg, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 2.000 đồng/kg.

Tuần trước đó, giá tiêu trong nước giảm 1.500 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên, giảm 2.500 đồng/kg ở các tỉnh Đông Nam Bộ. 2 tuần suy giảm liên tiếp đẩy thị trường trong nước xuống gần mốc 80.000 đồng/kg.

Đến thời điểm này, nhiều người lo ngại giá tiêu sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa khi lực bán tháo đề chốt lời tại một số địa phương.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá hồ tiêu sẽ sớm tăng trở lại. Bởi, theo Báo cáo từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc được dự báo sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm. Điều này sẽ tác động tích cực lên giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh nguồn cung nội địa gần như đã cạn kiệt, và nhiều khả năng lượng hàng đầu cơ từ những năm trước sẽ được bán ra.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cà phê trong nước đi ngang, giá cà phê arabica trên sàn thế giới tăng kỷ lục

Giá cà phê trong nước sáng nay giao dịch trong khoảng 40.400 – 42.700 đồng/kg tại một số vùng thu mua trọng điểm của nước ta.

Cụ thể, tại thành phố Bảo Lộc và huyện Lâm Hà của tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê sáng nay giao dịch ổn định ở mức 40.500 đồng/kg; tại huyện Di Linh là 40.400 đồng/kg.

Tương tự, tại huyện Cư M’gar của tỉnh Đắk Lắk giá cà phê sáng nay đi ngang ở mức 41.400 đồng/kg; tại huyện Ea H’Leo và thị xã Buôn Hồ đều thu mua ở mức 41.300 đồng/kg, không thay đổi so với trước đó.

Tại thành phố Pleiku và huyện Ia Grai của tỉnh Gia Lai, giá cà phê sáng nay không đổi, cùng giao dịch ở mức 41.200 đồng/kg; tại huyện Chư Prông là 41.300 đồng/kg.

Tỉnh Kontum cũng không ghi nhận biến động về giá, khi giá cà phê sáng nay tại huyện Đắk Hà đang được thu mua ở mức 41.200 đồng/kg.

Tại huyện Đắk R’lấp của tỉnh Đắk Nông, giá cà phê sáng nay được thu mua ở mức 41.200 đồng/kg; tại thành phố Gia Nghĩa là 41.300 đồng/kg, đi ngang so với phiện giao dịch ngày hôm qua.

Giá cà phê robusta loại 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh đang giao dịch ở mức 42.700 đồng/kg.

Trên thế giới, giá cà phê robusta có 2 phiên giảm và 3 phiên tăng liên tiếp, các mức tăng đều mạnh. Giá cà phê kỳ hạn giao tháng 1 tăng đến 96 USD (4,40%), lên 2.277 USD/tấn. Khối lượng giao dịch không lớn, cấu trúc giá đảo vẫn tiếp tục duy trì.

Trong khi đó, giá cà phê arabica có 3 phiên tăng và 2 phiên giảm đan xen, các mức tăng rất lớn. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12 tăng 16,15 Cent (7,93%), lên 219,70 Cent/lb. Khối lượng giao dịch rất cao.

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần trước (ngày 12/11), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 1/2022 giảm 15 USD (0,65%), giao dịch tại 2.277 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 5 USD (0,22%), giao dịch tại 2.222 USD/tấn. Khối lượng giao dịch vẫn yếu, hiện tượng giá đảo vẫn duy trì.

Trong khi đó, giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York quay đầu tăng mạnh. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 12/2021 tăng 8,80 Cent (4,17%), giao dịch tại 219,7 Cent/lb. Giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 3/2022 cũng tăng 8,65 Cent (4,06%), giao dịch tại 221,95 Cent/lb. Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục tăng rất mạnh.

Theo các chuyên gia, thị trường cà phê thế giới tăng cao do lo ngại nguồn cung Brazil sẽ thiếu hụt nghiêm trọng trong măm tới, khi có thêm nhiều dự báo sản lượng thất thu ngay trong vụ “được mùa” theo chu kỳ “hai năm một”, do tác động của hạn hán ngay từ đầu năm nay và các đợt sương giá xảy ra hồi tháng 7.

Bên cạnh đó, do hậu quả của dịch Covid-19 nên vấn đề logistics vẫn còn kéo dài, chi ít là tới nửa sau của năm 2022, đang làm gián đoạn nguồn cung của mặt hàng này.

Ngoài ra mối lo lạm phát đang bao trùm lên các nước. Giá hàng hóa thương phẩm và tiêu dùng, từ xăng dầu, phân bón, lương thực thực phẩm và ci phí vận tải đều tăng cao, đẩy giá bán cà phê buộc phải tăng theo. Đây cũng là yếu tố kích thích giá cà phê thời gian qua.

Thành Nam