Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gia vị: Thị trường phong phú phục vụ hơn 26 triệu gia đình Việt

Cả nước có hơn 26 triệu hộ gia đình và cũng là bằng đó những bếp ăn. Trong thói quen nấu nướng của người Việt, gia vị luôn có mặt, một hoặc nhiều hơn một những sản phẩm gia vị như nước mắm, nước chấm, nước tương, tương ớt … Tùy vào sở thích, khẩu vị và cả điều kiện kinh tế mà các bà nội trợ lựa chọn loại gia vị phù hợp.

Hấp dẫn cả doanh nghiệp nội và ngoại

Trái tim của căn bếp phải nhắc đến là những người phụ nữ. Họ là chủ của những gian bếp và đều là nghệ sĩ với rau, thịt, cá, và vô vàn loại gia vị để tạo ra hàng nghìn món ăn, khiến mỗi người Việt tự hào về nền ẩm thực đa dạng và độ tinh tế hàng đầu thế giới.

Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, vài năm trở lại đây ngành thực phẩm chế biến, sơ chế trong nước đã phát triển nhanh với tốc độ từ 150-200%/năm. Cùng với sự phát triển của xu hướng mua hàng qua kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện lợi) ước tính tăng khoảng 150%/năm. Theo Nielsen dự báo, thị trường gia vị Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng trung bình hàng năm 25 – 32% trong giai đoạn 2016 – 2022. Các gia đình Việt Nam có nhu cầu cao đối với gia vị trong các bữa ăn và tiêu dùng lượng gia vị lớn để nấu khoảng 30 triệu lít canh hàng ngày trên cả nước, cùng với lượng món chiên xào tăng lần lượt 18 triệu và 14 triệu suất vào các dịp cuối tuần.

Món cơm tấm dùng nước mắm
Món cơm tấm dùng nước mắm "đốn tim" nhiều du khách nước ngoài.

Sự gia tăng này một phần là nhờ vào thói quen của người tiêu dùng tìm đến các kênh cung cấp sản phẩm đạt vệ sinh, an toàn thực phẩm ngày càng nhiều hơn. Sự sôi động của kênh bán hàng này là điều kiện để thị trường gia vị Việt Nam phát triển mạnh.

Đây cũng là “chiến trường” cạnh tranh đầy khốc liệt của nhà sản xuất Việt Nam và các nhà sản xuất nước ngoài. Hiện nay, thị trường đã đón nhận được sự góp mặt của hàng loạt doanh nghiệp tham tham gia vào phân khúc này, từ các tên tuổi nước ngoài như Ajinomoto, Unilever đến các thương hiệu được coi là “ông lớn” ngành gia vị trong nước như Masan… Thậm chí, các nhà bán lẻ như Co.opmart, Big C cũng có những dòng sản phẩm riêng để cạnh tranh.

Với các doanh nghiệp nội, nhờ am hiểu khẩu vị và thói quen nấu nướng, chiến lược quảng cáo, marketing bài bản, ngày càng thể hiện vị thế trên sân nhà, hạn chế được sự lấn lướt của doanh nghiệp ngoại. Theo báo cáo tài chính năm 2021, Công ty Masan Consumer ghi nhận doanh số ngành hàng gia vị đạt 10.028 tỷ đồng bao gồm cả xuất khẩu, tăng trưởng 18,4% so với năm 2020. Doanh nghiệp này có nhiều phát kiến tập trung cao cấp hóa ngành hàng gia vị và phục vụ nhu cầu gia vị tăng mạnh trong một năm người tiêu dùng dành nhiều thời gian nấu nướng tại nhà. Các sản phẩm nước mắm Masan đã áp dụng công nghệ sản xuất giảm hàm lượng muối để cải thiện sức khỏe tim mạch. Chỉ tính riêng thương hiệu Chin-Su đạt doanh số chiếm gần 30% toàn ngành hàng gia vị.

Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng

Câu chuyện gia vị ngày nay không chỉ là mắm, muối, mì chính. Với sở thích, thói quen ẩm thực và hiểu biết, điều kiện kinh tế của người tiêu dùng, gia vị có rất nhiều phân khúc. Đặc biệt, phân khúc cao cấp được chú ý. Gia vị ngày hôm nay không chỉ dùng cho hương vị và hương vị mà còn được nghiên cứu sao cho có lợi cho sức khỏe người dùng.

Mới đây nhất, “ông vua” ngành hàng gia vị đã giới thiệu loại nước mắm Chin-Su cá cơm Biển Đông giảm mặn nhằm hưởng ứng lời kêu gọi cộng đồng giảm mặn của Bộ Y tế. Nhãn hàng này được coi là tiên phong hiện thực hóa lối sống giảm mặn lành mạnh để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Chin-Su, Nam Ngư đã và đang chinh phục người tiêu dùng tại nhiều nước trên thế giới
Chin-Su, Nam Ngư đã và đang chinh phục người tiêu dùng tại nhiều nước trên thế giới

Thử nhìn vào loại gia vị phổ biến nhất trong bếp Việt là nước mắm để thấy sự phong phú của thị trường. Sức hấp dẫn của thị trường nước mắm đã thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia như Chinsu, Nam Ngư (Masan), Maggi (Nestlé), Knorr Phú Quốc (Unilever), 584 Nha Trang (PAN Group), Đệ Nhất (Acecook), Thuận Phát (ICP), Kabin, Thái Long (Ngọc Nghĩa),... Các sản phẩm này trải dài từ nông thôn, miền núi đến thành thị với khoảng giá từ bình dân đến cao cấp, dễ dàng tìm mua từ chợ truyền thống đến các kênh bán hàng hiện đại. Với các nhà sản xuất uy tín, các yếu tố kiểm soát chất lượng sản phẩm cho từng bước trong quá trình sản xuất từ nguyên liệu thu đầu vào được đặt lên hàng đầu.  

Không chỉ đáp ứng tốt được thị trường trong nước, nhiều doanh nghiệp nội còn vươn ra xuất khẩu, đặc biệt tại các thị trường lớn, nhiều tiềm năng như EU. Theo lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, các doanh nghiệp xuất khẩu gia vị và hương liệu của Việt Nam đang ngày càng đáp ứng tốt hơn các yêu cầu, đòi hỏi khắt khe, có khả năng cung ứng sản phẩm có giá trị gia tăng cao, chất lượng tốt và an toàn cho nhiều nhà nhập khẩu hàng đầu và các kênh phân phối cao cấp tại nhiều khu vực trên thế giới. 

Hải Anh

Bài liên quan

Tin mới

Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam

Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.

Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng
Thị trường hàng hóa rơi vào xu hướng giằng co sau khi đạt đỉnh 7 tháng

Số liệu từ Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày 24/4, lực mua chiếm ưu thế trên thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới, hỗ trợ chỉ số MXV-Index đảo chiều hồi phục 0,35% lên 2.327 điểm. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt hơn 4.800 tỷ đồng.

Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng
Kinh doanh thuốc lá nhập lậu, 2 cơ sở bị phạt 15.000.000 đồng

Tin từ Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết: Đơn vị vừa phát hiện, xử lý 2 vụ kinh doanh thuốc lá ngoại nhập lậu. theo đó, 2 cơ sở vi phạm đã bị xử phạt 15.000.000 đồng và buộc tiêu hủy 350 bao thuốc lá.

ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững
ADB dành 23,6 tỷ USD hỗ trợ Châu Á và Thái Bình Dương phát triển bền vững

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã cam kết 23,6 tỷ USD từ nguồn vốn của mình trong năm 2023, bao gồm 9,8 tỷ USD cho hành động khí hậu, để giúp Châu Á và Thái Bình Dương đạt được tiến bộ về phát triển bền vững.

Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024
Lạng Sơn: Gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024

Ngày 25/4, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức hội nghị gặp mặt, kết nối tiêu thụ sản phẩm hợp tác xã tỉnh Lạng Sơn năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thanh Sơn tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước
Kon Tum thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước

UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Kế hoạch số số 1425/KH-UBND triển khai thực hiện các giải pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024.