Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 90 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 13,67% kế hoạch

Nghị quyết số 44/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Ba ghi rõ: Về tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công, đến hết tháng 3/2024, các bộ, cơ quan, địa phương đã phân bổ, giao chi tiết 625,306 nghìn tỷ đồng, ước giải ngân gần 90 nghìn tỷ đồng, đạt 13,67% kế hoạch.

Theo Nghị quyết, để tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương phân bổ 100% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được Thủ tướng Chính phủ giao, báo cáo phương án phân bổ, gửi tới Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư công theo quy định trong tháng 5/2024. Rà soát các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để sửa đổi, bổ sung nhằm thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Toàn cảnh Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương. Ảnh VGP/Nhật Bắc.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan, địa phương khẩn trương đề xuất phương án xử lý cụ thể đối với kế hoạch vốn đầu tư ngân sách trung ương năm 2024 chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; công khai danh sách các bộ, cơ quan, địa phương chưa hoàn thành phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư năm 2024.

Chính phủ lưu ý không báo cáo cấp có thẩm quyền cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 nguồn vốn ngân sách Trung ương của bộ, cơ quan trung ương và địa phương tương ứng với số vốn không giải ngân hết kế hoạch năm 2023, không được kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân và bị hủy dự toán theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

Các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương được phép bố trí lại kế hoạch vốn ngân sách trung ương các năm 2024, 2025 tương ứng với số vốn không giải ngân hết năm 2023, bị hủy dự toán cho các nhiệm vụ, dự án bảo đảm bố trí đủ vốn, hoàn thành đúng tiến độ, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản. Yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương có giải pháp để thực hiện nghiêm việc giải ngân vốn đầu tư công, tránh tình trạng phải kéo dài thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn hằng năm hoặc hủy dự toán.

Nội dung về giải pháp đột phá tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế trong Nghị quyết, cụ thể như sau:

Giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 90 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 13,67% kế hoạch. Ảnh internet.
Giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 90 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 13,67% kế hoạch. Ảnh internet.

Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hài hòa các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô nhằm duy trì ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế. Tiếp tục chỉ đạo, điều hành các tổ chức tín dụng giảm mặt bằng lãi suất cho vay, có giải pháp đột phá tăng khả năng tiếp cận vốn của nền kinh tế.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách nhà nước; mở rộng, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, đẩy mạnh quản lý thu thuế thương mại điện tử, thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ xăng dầu và dịch vụ ăn uống, nhà hàng…; triệt để tiết kiệm chi, nhất là chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất đầu tư.

Đồng thời, chủ động, nắm chắc tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa để có giải pháp phù hợp, hiệu quả ổn định thị trường, giá cả, nhất là đối với xăng, dầu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và các hàng hóa thiết yếu.

Chuẩn bị các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá phù hợp, hiệu quả các mặt hàng do Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường, nhất là đối với việc điều chỉnh học phí, tính chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý vào dịch vụ khám, chữa bệnh, bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.

Chú trọng phát triển thị trường trong nước; thực hiện có hiệu quả các chương trình xúc tiến thương mại, thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số, thương mại điện tử. Chủ động đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức xúc tiến, quảng bá du lịch, nhất là dịp cao điểm du lịch hè 2024.

Ảnh internet.
Giải ngân vốn đầu tư công mới được gần 90 nghìn tỷ đồng, chỉ đạt 13,67% kế hoạch. Ảnh internet.

Khẩn trương triển khai các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các thị trường lớn, tiềm năng, đẩy mạnh phát huy hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận thương mại đã ký kết; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng nhanh các tiêu chuẩn mới của nước đối tác xuất khẩu; tạo thuận lợi thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa.

Quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công; tập trung thúc đẩy tiến độ thi công các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các công trình hạ tầng giao thông chiến lược, quan trọng quốc gia, như đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các dự án cao tốc Đông – Tây; sân bay, cảng biển; đường cao tốc, dự án liên vùng, liên tỉnh.

Đẩy nhanh việc hoàn thiện, thẩm định, trình phê duyệt các quy hoạch còn lại trong hệ thống quy hoạch quốc gia; khẩn trương ban hành và triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện các quy hoạch đã được phê duyệt. Khôi phục và phát huy đà tăng trưởng ngành công nghiệp tại các địa phương và vùng kinh tế trọng điểm.

Chủ động xây dựng kế hoạch, bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh, sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Theo dõi chặt chẽ tình hình thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, chủ động ứng phó với các diễn biến, yếu tố rủi ro có thể phát sinh. Tăng cường công tác quản lý và thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường vàng.

Tích cực, chủ động thu hút FDI có chọn lọc, bảo đảm chất lượng. Thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Tiếp tục phát huy nguồn lực đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước. 

PV

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội tích cực chống hàng lậu, hàng giả
Hà Nội tích cực chống hàng lậu, hàng giả

Trong tháng 4, Ban chỉ đạo 389 Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của cấp trên, phối hợp tốt giữa các lực lượng trên địa bàn trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đạt nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng.

Thanh Hóa tìm nhà đầu tư làm Khu dân cư 450 tỷ đồng gần đường mòn Hồ Chí Minh
Thanh Hóa tìm nhà đầu tư làm Khu dân cư 450 tỷ đồng gần đường mòn Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Thanh Hoá vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu dân cư phía Đông đường Hồ Chí Minh (đối diện Công ty lâm sản Lam Sơn) xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân. Dự án có quy mô sử dụng đất khoảng 19,1ha. Quy mô dân số khoảng 1.320 người.

Thu giữ lượng lớn thuốc lá trên địa bàn TP. Hà Nội
Thu giữ lượng lớn thuốc lá trên địa bàn TP. Hà Nội

Vụ việc do Đội QLTT số 1, Cục QLTT TP. Hà Nội phối hợp với Đội QLTT số 24 và Công an huyện Hoài Đức kiểm tra, xử lý. Hiện Đội QLTT số 1 đang hoàn thiện hồ sơ chuyển sang Công an huyện Hoài Đức tiếp tục điều tra, làm rõ.

Doanh số iPhone của Apple giảm mạnh do sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ
Doanh số iPhone của Apple giảm mạnh do sự cạnh tranh gay gắt từ đối thủ

Doanh thu của Apple giảm 4,3% so với cùng kỳ năm 2023, xuống 90,75 tỷ USD. Doanh số iPhone giảm đi 10,5% xuống 46 tỷ USD, chủ yếu do sụt giảm tại khu vực Châu Á.

Nghiêm cấm hành vi tăng khống, làm sai lệch hồ sơ công trình giao thông
Nghiêm cấm hành vi tăng khống, làm sai lệch hồ sơ công trình giao thông

Bộ Giao thông vận tải vừa có yêu cầu Thanh tra Bộ, các ban quản lý dự án và đơn vị trực thuộc tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông do Bộ quản lý.

Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại Lọc hóa dầu Bình Sơn
Chuyện chăm lo đời sống cho “tài sản quý nhất” tại Lọc hóa dầu Bình Sơn

Tại các buổi làm việc với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) thường chia sẻ “Tập thể người lao động BSR là tài sản quý nhất mà Công ty đang có”. Vậy BSR đã và đang áp dụng, xây dựng những chính sách gì để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho “tài sản quý nhất” của mình?.