Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp nào tháo gỡ nút thắt nhà ở cho cư dân phố cổ?

Thói quen thích sống ở trung tâm trong khi thu nhập lại không quá cao của người dân phố cổ khiến việc cả gia đình nhiều thế hệ phải chen chúc trong các căn nhà chật chội vài m2 được xem là “chuyện thường ngày ở… phố cổ”. Đã từ lâu, việc tìm lời giải cho bài toán nhà ở cư dân nơi đây chưa bao giờ là dễ dàng.

Trăm bề bất tiện

Sinh ra và lớn lên ở khu phố cổ đến nay ngót nghét gần 40 năm, nhưng mỗi khi gia đình có việc, lễ tết hay cúng gia tiên, anh Đinh Thành (Hàng Buồm, Hoàn Kiếm) lại không khỏi giật mình.

“Gia đình tôi là người Hà Nội gốc. Hiện tại có vợ chồng con cái tôi sống cùng bố mẹ trong căn nhà gần 15m2 nằm tít sâu trong ngõ. Sống, sinh hoạt đã khó, mỗi khi có dịp lễ, giỗ chạp, 3 gia đình anh chị em tôi hiện sinh sống ở nơi khác lại trở về quây quần, cùng nhau mua sắm, sửa soạn, nấu nướng. Những lúc như vậy, ngôi nhà đã chật, nay càng chật chội hơn”, anh Thành kể.

Ở khu vực phố cổ Hà Nội, nhà rộng độ 15m2 như nhà anh Thành đã được coi là may mắn. Sâu trong những con ngõ nhỏ, quanh năm suốt tháng không bao giờ thấy ánh mặt trời, không hiếm để bắt gặp những căn nhà tí hon, chỉ rộng độ chục mét vuông, cũ nát, xập xệ nhưng lại là nơi ở của cả một gia đình 2-3 thế hệ.

Tuy nhiên, sống trong cảnh chen chúc nhưng người dân phố cổ vẫn không muốn dịch chuyển bởi việc tìm kiếm được một căn hộ phù hợp với nhu cầu không hề dễ dàng.

Giải pháp nào tháo gỡ nút thắt nhà ở cho cư dân phố cổ? - Hình 1Người dân phố cổ cần một bài toán về chỗ ở, đáp ứng được nhu cầu: Trung tâm, tiện ích và có thể kinh doanh

Thứ nhất, trên thực tế mỗi m2 tại phố cổ Hà Nội, dù nằm sâu hun hút trong các con hẻm cũng có giá lên tới hàng trăm triệu đồng. Với mức thu nhập không quá cao, khả năng tìm kiếm một nơi ở thoải mái hơn ở khu vực trung tâm với phần lớn người dân là điều hầu như không thể.

Mặt khác, gia đình anh Thành cũng như bao gia đình nhiều đời sống ở phố cổ, có văn hóa thích sống ở ngay trung tâm, một bước ra phố, thuận lợi trong việc tiếp cận các dịch vụ tiện ích lại gần các quán ăn ngon, nổi tiếng và có lịch sử lâu đời. “Chưa kể tới thói quen của bố mẹ tôi cũng như nhiều người dân nơi đây là mỗi ngày đều dành thời gian tập thể dục, đi dạo thư giãn quanh Hồ Gươm”, anh Thành cho biết thêm.

Theo một chuyên gia trong ngành, một lý do khác cũng khiến nhiều gia đình có nhu cầu như anh Thành rơi vào bế tắc xuất phát từ tâm lý đã ăn sâu vào cuộc sống của người dân phố cổ bao thế hệ. “Tâm lý chung của họ, nhất là những người lớn tuổi là luôn muốn cha mẹ- con cái ở cạnh nhau. Tuy vậy, sở thích của mỗi thế hệ lại không đồng nhất. Theo đó, những người trẻ tuổi thường ưu tiên lựa chọn căn hộ chung cư hiện đại trong khi người cao tuổi với tâm lý “ăn chắc mặc bền”, nếp sống lâu đời gắn liền với đất nền nên luôn hướng sự quan tâm tới loại hình bất động sản “mặt đất””, vị chuyên gia cho biết.

Đi tìm lời giải bài toán nhà ở cho dân phố cổ

Chỉ thích ở trung tâm nhưng thu nhập lại không quá cao, bố mẹ - con cái thích ở cạnh nhau nhưng sở thích của mỗi thế hệ không đồng nhất, những điều này đặt ra bài toán không hề dễ dàng đối với việc giải quyết nhu cầu nơi ăn chốn ở cho người dân phố cổ. Đó cũng chính là lý do dù đã tìm hiểu từ lâu nhưng anh Thành vẫn không thể tìm kiếm một ngôi nhà phù hợp cho gia đình vì có quá ít lựa chọn.

Các chuyên gia đều cho rằng việc thiếu trầm trọng nguồn cung cho đối tượng khách hàng này đã diễn ra nhiều năm qua và chưa có giải pháp khắc phục triệt để. Cho nên, mới đây, khi thông tin về một dự án nằm ngay trên đường Hào Nam (Đống Đa) xuất hiện trên thị trường, lập tức đã nhận được nhiều sự quan tâm.

Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi tính đến thời điểm hiện tại, dự án có tên Terra – Hào Nam này có thể coi là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo vì chỉ cách hồ Hoàn Kiếm 3,5km. Với sự thuận lợi của giao thông, đặc biệt dự án lại nằm ngay các trục giao thông huyết mạch như đường Hoàng Cầu, Giảng Võ, Nguyễn Thái Học , gần kề điểm đầu ga đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và ga Metro tuyến Lê Duẩn - Nhổn, việc di chuyển từ Terra – Hào Nam vào trung tâm hay các khu vực phụ cận sẽ hết sức nhanh chóng và dễ dàng.

Giải pháp nào tháo gỡ nút thắt nhà ở cho cư dân phố cổ? - Hình 2Dự án The Terra – Hào Nam gần kề điểm đầu ga đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông và ga Metro tuyến Lê Duẩn - Nhổn

Ngoài ra, với khoảng cách 500m là tới hồ Hoàng Cầu, những người có thói quen đi dạo, tập thể dục trong không gian hồ thoáng đãng như bố mẹ anh Thành vẫn có thể giữ được nếp sống cũ. Hơn thế nữa, việc nằm ngay gần 3 trường đại học lớn, những cái nôi đào tạo nghệ thuật của Việt Nam như Học viện Âm nhạc Quốc gia, Đại học Mỹ Thuật Công nghiệp, Đại học Văn hóa cũng là một điểm cộng của dự án với những người luôn đề cao tính văn hóa, thanh lịch trong nếp sống thanh lịch của người Tràng An.

Đặc biệt, The Terra - Hào Nam là tổ hợp căn hộ chung cư, shophouse, liền kề nên có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng. Và mặc dù nằm ngay khu vực sầm uất nhưng The Terra - Hào Nam lại được thiết kế với phong cách sống thanh bình, tách biệt hằn với cuộc sống đô thị ồn ào. Tại đây, cư dân tương lai còn được thừa hưởng hệ thống tiện ích đẳng cấp của quần thể dự án tòa nhà hỗn hợp căn hộ và thương mại dịch vụ với thiết kế hiện đại, phù hợp với mọi tính năng sử dụng như: mua sắm tại siêu thị tiện ích, thưởng thức đồ ăn tại hệ thống nhà hàng nổi tiếng hay thư giãn luyện tập, rèn luyện sức khỏe tại phòng tập thể thao…

Được đầu tư và phát triển bởi Văn Phú – Invest (mã chứng khoán VPI), The Terra – Hào Nam được các chuyên gia nhận định là một trong những dự án hiếm hoi đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của người dân phố cổ.

Với định hướng từ những ngày đầu thành lập tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trải qua hành trình 15 năm nỗ lực không ngừng nghỉ, Văn Phú- Invest đã khẳng định được thương hiệu và uy tín bằng những dự án quy mô lớn, chất lượng tốt, với các hoạt động sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên lãnh thổ Việt Nam.

Khánh Yên

Bài liên quan

Tin mới

Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng
Tháng Tư, Cục QLTT tỉnh Thái Bình thu nộp Ngân sách Nhà nước 351,5  triệu đồng

Vừa qua, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình tổ chức Hội nghị giao ban công tác tháng Tư và triển khai nhiệm vụ công tác tháng Năm năm 2024. Đồng chí Nguyễn Văn Nghiên, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng chủ trì Hội nghị, cùng tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Phòng chuyên môn nghiệp vụ, lãnh đạo các Đội Quản lý thị trường trực thuộc.

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca
Bắc Giang: Nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động sau giờ tan ca

Cùng với phát động thi đua lao động, sản xuất, nhiều doanh nghiệp (DN) trên địa bàn tỉnh quan tâm tổ chức các chương trình giao lưu văn nghệ, thể thao ý nghĩa, tạo sân chơi lành mạnh giúp người lao động (NLĐ), rèn luyện sức khỏe, giảm áp lực khi tan ca, gắn kết cùng nhau.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.