Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải pháp tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu

Phát biểu tại Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 15 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế và những trọng tâm ngoại giao kinh tế năm 2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, và triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ về công tác ngoại giao kinh tế.

Theo đó, để góp phần thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, cũng như triển khai có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 15 ngày 10/08/2022 của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030, dưới góc độ ngành Công Thương, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại để nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của ngoại giao kinh tế; từ đó đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thể chế về hội nhập kinh tế quốc tế, bảo đảm phù hợp với các cam kết của Việt Nam với các đối tác và thông lệ quốc tế; đồng thời, chú trọng rà soát, đánh giá thường kỳ việc thực hiện các nghị quyết, chiến lược, đề án… về hội nhập kinh tế quốc tế, làm cơ sở đề xuất cơ chế, chính sách và giải pháp tăng cường hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế thời gian tới.

Hai là, đẩy mạnh triển khai có hiệu quả các cam kết quốc tế, bao gồm các cam kết trong khuôn khổ các FTA mà Việt Nam đã tham gia, bảo đảm sự phát triển bền vững, trong đó tập trung triển khai chương trình hành động thực thi các FTA thế hệ mới (như CPTPP, EVFTA, UKVFTA, RCEP…). Chú trọng thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại theo chiều sâu, nhất là quan hệ kinh tế với các đối tác lớn và có tiềm năng nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển kinh tế, thương mại trong nước; đồng thời, tiếp tục triển khai đàm phán, ký kết các liên kết kinh tế mới, các cơ chế hợp tác song phương và đa phương với các nước, các khu vực còn tiềm năng gắn với lợi ích quốc gia - dân tộc.

Ba là, tiếp tục phát huy, nâng cao vai trò của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài trong công tác nắm bắt, thông tin, phản ánh kịp thời những biến động của kinh tế thế giới và các chủ trương, chính sách mới của các nước sở tại, giúp các cơ quan nhà nước có những phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, góp phần định hướng sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp xây dựng, điều chỉnh chiến lược và kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện của các thị trường ngoài nước để mở rộng, đa dạng hóa thị trường, chuỗi cung ứng và mặt hàng xuất nhập khẩu; đồng thời, thúc đẩy kết nối thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là đầu tư công nghệ cao, công nghệ lõi vào Việt Nam.

Bốn là, tăng cường định hướng, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất theo tín hiệu thị trường, tạo nguồn hàng, xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu để thúc đẩy xuất khẩu bền vững; đồng thời, có cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài để tiếp cận công nghệ tiên tiến, tiếp thu kinh nghiệm quản lý và đưa lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài nhằm thay đổi tầm nhìn và kỹ năng lao động, từ đó giúp cho các doanh nghiệp và người lao động Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Năm là, tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo thuận lợi hoá thương mại; tập trung tháo gỡ "rào cản" kỹ thuật để doanh nghiệp thâm nhập các thị trường mới, thị trường lân cận còn tiềm năng; đồng thời, tập trung thúc đẩy ở mức cao nhất chương trình chuyển đổi số trong các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng Việt ở các thị trường ngoài nước. Đẩy mạnh phát triển dịch vụ logistic, thương mại điện tử, đặc biệt là thương mại xuyên biên giới, tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ chú trọng nâng cao năng lực công tác phòng vệ thương mại, cảnh báo sớm nguy cơ các vụ kiện, tranh chấp thương mại, bảo vệ lợi ích chính đáng của doanh nghiệp Việt trong thương mại quốc tế.

Đến nay, bên cạnh việc tham gia thực thi 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với độ phủ rộng hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những thị trường lớn nhất thế giới, Việt Nam cũng đang đẩy mạnh đàm phán FTA với Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA, bao gồm 04 nước: Thụy Sỹ, Na Uy, Ai-len, Lích-ten-xtên) và FTA với I-xra-en (VIFTA). Ngoài ra, Việt Nam cũng là một trong 14 nước tham gia đàm phán về Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương vì thịnh vượng (IPEF). Đặc biệt, Việt Nam đã trở thành một trong những nước đi đầu khu vực trong việc hình thành các khuôn khổ hợp tác kinh tế đa phương. Do vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ còn nhiều dư địa để tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng thị trường xuất khẩu hơn nữa.

Minh Anh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu
PC Thái Bình đẩy mạnh công tác nhận diện thương hiệu

Với nhận thức “nhận diện thương hiệu” là vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, Công ty Điện lực Thái Bình (PC Thái Bình) đã và đang quyết tâm đẩy mạnh xây dựng, thực hiện tốt công tác “nhận diện thương hiệu” gắn với bảo vệ uy tín của ngành Điện, hướng đến phát triển bền vững.

Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực
Phát triển văn hóa bao gồm cả thể chế và nguồn lực

Đó là nhấn mạnh của Chủ tịch Quốc hội đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong quá trình rà soát, đề xuất sửa đổi hoặc thay thế các luật hiện hành trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?
Vì sao UOB hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 xuống 6,0%?

Theo ngân hàng UOB Singapore, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam trong quý I/ 2023 đã giảm sâu xuống mức 3,32% so với cùng kỳ. Nguyên nhân là do sản xuất tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ quý III/2021.

Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường
Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành
Từ ngày 03/04, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm lãi suất điều hành

Thông báo của Ngân hàng Nhà nước: Các lãi suất điều hành mới có hiệu lực từ ngày 03/04. Các biện pháp hạ lãi suất điều hành nhằm mục đích để các ngân hàng giảm lãi suất huy động, từ đó, tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế đẩy nhanh tăng trưởng.

Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại
Giá tiêu hôm nay 01/04: Đồng loạt chững lại

Giá tiêu hôm nay 01/04, ổn định trở lại sau khi giảm nhẹ vào hôm qua. Hiện tại, Bà Rịa - Vũng Tàu đang giữ mức cao nhất là 65.500 đồng/kg.