Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giải quyết vấn nạn sang chiết gas lậu: Cần chế tài đủ mạnh

Nạn “

Nạn “cắt tai mài vỏ” chiếm đoạt vỏ bình gas, sang chiết gas lậu đang bùng phát mạnh mẽ, không chỉ gây thiệt hại về kinh tế đối với các DN chân chính, mà còn gây nên nhiều hệ lụy cho xã hội. Phóng viên Thương hiệu & Công luận đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Ngọc Hùng xung quanh vấn đề này.

Ông Phạm Ngọc Hùng

Ông có nhận xét gì về vấn nạn “cắt tai mài vỏ” chiếm đoạt vỏ bình gas, sang chiết gas lậu trong những năm qua?

Thủ đoạn sang chiết gas lậu ngày càng bùng phát mạnh mẽ, làm đau đầu các cơ quan quản lý. Thời gian gần đây, các đối tượng còn sản xuất công khai, liều lĩnh, trắng trợn… với quy mô và mức độ cũng nghiêm trọng hơn bằng việc cắt tai, mài vỏ để chiếm dụng vỏ bình của các hãng gas chân chính.

Việc cắt tai, mài vỏ là chiếm dụng tài sản của người khác, chiết nạp gas lậu là kinh doanh hàng giả, vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Đây là 2 tội danh lớn nhất, đáng lên án nhất. Khi cắt tai, mài vỏ có thể làm thay đổi kết cấu bình gas, dẫn tới vỏ bình bị mài mòn, các mối hàn không được kiểm tra dẫn tới xì gas, có thể gây cháy nổ, gây hỏa hoạn lớn, ảnh hưởng đến các thương hiệu gas chân chính, gây tổn thất ngân sách nhà nước… Những bình gas này giống như hàng triệu quả bom đang chờ phát nổ, đe dọa đến tính mạng hàng triệu con người. Bởi phần lớn người sử dụng gas chủ yếu ở các thành phố lớn, nơi có mật độ dân cư đông, nhà cửa tập trung nhiều… vì vậy, khi xảy ra cháy nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng, ảnh hưởng tới nhiều người, nhiều gia đình.

Vậy, đâu là nguyên nhân khiến tình trạng sang chiết gas lậu bùng phát?

Tình trạng vi phạm Luật Kinh doanh gas đã trở thành vấn nạn nhiều năm qua. Hành vi trái phép này càng bùng nổ mạnh mẽ hơn, có thể nói một phần nguyên nhân là do: Quy định về thời gian kiểm tra an toàn vỏ bình gas quá dài. Cụ thể, 5 năm đối với vỏ bình gas mới và 2 năm đối với vỏ bình gas cũ. Việc cho phép lưu hành vỏ bình gas lâu như vậy khiến cho cơ quan chức năng rất khó kiểm soát.

Trong khi đó, lực lượng chức năng như: Phòng cháy chữa cháy, Quản lý thị trường, Bộ Khoa học và Công nghệ… thiếu kiểm tra, giám sát. Cấp giấy phép quá nhiều mà thiếu sự kiểm tra, giám sát. Người tiêu dùng lại có tâm lý ham rẻ, thiếu kiến thức về việc sử dụng gas hoặc phát hiện bình gas không an toàn. Các đơn vị truyền thông thiếu thông tin cho người dân… Những nguyên nhân này đã và đang làm cho tình trạng vi phạm tăng lên, nó không còn là nguy cơ tiềm ẩn mà là nguy cơ hiện hữu đối với tính mạng và tài sản của người dân.

Ông suy nghĩ ra sao về hành vi “cắt tai, mài vỏ” ăn cắp vỏ bình, sang chiết gas trái phép với quy mô lớn của Công ty Điện Quang (Quảng Ninh) vừa qua?

Chúng tôi rất bức xúc đối với hàng loạt hành vi trái pháp luật của Công ty Điện Quang. Phải có sự trừng phạt nặng đối với việc kinh doanh gian lận này. Vì lợi nhuận, lòng tham mà họ coi thường tính mạng con người, thờ ơ trước quy định của pháp luật. Đây là việc làm vô cùng nguy hiểm, mất nhân tính bởi có thể gây ra cái chết cho nhiều người. Không biết là trong hàng loạt vụ nổ bình gas lớn đã xảy ra thì có bình gas của công ty Điện Quang hay không? Nhưng dù có hay không thì đây cũng là hành vi đáng lên án và các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm vụ việc này.

Đối với một trạm chiết nạp gas lậu thì không phải là cây kim để có thể giấu được trong túi. Trạm chiết nạp gas là một cơ sở rất lộ, việc chậm xử lý của chính quyền sở tại là có sự bao che. Còn ai bao che, ai tiếp tay, thì đề nghị cơ quan điều tra làm rõ. Phải có hình phạt thích đáng, xử lý nghiêm, đúng luật, đúng tội đối với hành vi gian lận trên để bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, hạn chế tình trạng cháy nổ.

Theo ông, cần có biện pháp gì để hạn chế tình trạng sang chiết gas lậu?

Để hạn chế tình trạng sang chiết gas lậu, tránh gây ra những vụ cháy nổ gas đáng tiếc, chúng ta cần phải có chế tài xử lý đủ mạnh. Trước hết phải sửa đổi Nghị Định 207 về quản lý gas: Việc cho phép lưu hành bình gas quá lâu là rất nguy hiểm, cần phải tăng tần suất kiểm tra thành 6 tháng đối với bình gas cũ và 1 năm đối với bình gas mới thay vì 2 - 5 năm như hiện nay. Khi kiểm định phải có tem kiểm định dán lên bình để người dân biết được bình có bảo đảm hay không? Nếu không có tem, người dân tuyệt đối không sử dụng mà yêu cầu cửa hàng gas đổi bình.

Siết chặt việc cấp phép cho các đơn vị chiết nạp. Kiên quyết thu hồi giấy phép và phải xử lý bằng hình sự. Việc xử phạt vi phạm hành chính hiện nay còn quá thấp. Mức xử tối đa là 200 triệu đồng trong khi 1 trạm chiết nạp có thể chiết nạp 15 – 30 tấn/ngày, tương đương vài tỷ đồng/ngày. Với mức phạt như trên hoàn toàn không đủ sức răn đe. Do đó, tôi kiến nghị tăng mức phạt lên 3 – 5 lần.

Ngoài ra, lực lượng chức năng cần có kế hoạch thường xuyên kiểm tra các trạm chiết nạp, mang tính liên tục. Kiên quyết loại trừ cán bộ mất phẩm chất, có hành vi bao che, bảo kê cho các cửa hàng chiết nạp gas trái phép. Tăng cường công tác truyền thông đối với người dân để người dân nhận thấy mức độ nguy hiểm của việc sử dụng bình gas không an toàn. Hướng dẫn người dân nhận biết, phân biệt bình gas thật – giả để tránh.

Các đơn vị gas chân chính cần phối hợp với lực lượng chức năng, cơ quan truyền thông phát hiện các cơ sở vi phạm, hướng dẫn người dân mua và sử dụng bình gas an toàn.

Chú thích ảnh: Ảnh: Ông Phạm Ngọc Hùng, Phó chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam

Xin cảm ơn ông!

Tuấn Ngọc – Thảo Miên

Tin mới

Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn bị xử phạt như thế nào?
Không quyết toán thuế thu nhập cá nhân đúng hạn bị xử phạt như thế nào?

Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế sẽ bị xử phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn.

Chốt phiên giao dịch 2/5: Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 900 tỷ, chỉ số VN-Index tăng 6,84 điểm
Chốt phiên giao dịch 2/5: Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 900 tỷ, chỉ số VN-Index tăng 6,84 điểm

Chốt phiên 2/5, chỉ số VN-Index tăng 6,84 điểm, tương đương 0,57%, lên 1.216,36 điểm.

Đề xuất quy định áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
Đề xuất quy định áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

May Sông Hồng (MSH): Lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái
May Sông Hồng (MSH): Lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái

Công ty cổ phần May Sông Hồng (mã chứng khoán MSH) ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong 3 tháng đầu năm 2024 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Lãi Becamex IJC tiếp tục giảm 63,5% trong quý I/2024
Lãi Becamex IJC tiếp tục giảm 63,5% trong quý I/2024

CTCP Phát triển Hạ tầng Kỹ thuật (Becamex IJC, mã IJC - sàn HOSE) ghi nhận lãi 39,2 tỷ đồng trong quý I/2024, giảm 63,5% và hoàn thành 7,7% so với kế hoạch năm.

CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương: Báo lỗ thêm 24,1 tỷ đồng trong quý I/2024
CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương: Báo lỗ thêm 24,1 tỷ đồng trong quý I/2024

Vừa lỗ 402,8 tỷ đồng trong năm 2023, CTCP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC - sàn HOSE) tiếp tục báo lỗ trong quý đầu năm 2024, nâng tổng lỗ luỹ kế lên 390,57 tỷ đồng, bằng 39,06% vốn điều lệ.