Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Giảm huy động, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ

Một trong những mục tiêu chống tình trạng đô la hóa được đặt ra tại Quyết định 986 của Chính phủ trong “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là giảm huy động, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ.

Giảm huy động, tiến tới ngừng cho vay ngoại tệ - Hình 1

ảnh minh hoạ

Tốc độ huy động vốn ngoại tệ giảm

Thời gian gần đây, tốc độ huy động và cho vay ngoại tệ của hệ thống ngân hàng (NH) đã giảm đi rất nhiều. Nếu năm 1992 có tới 41% lượng tiền gửi ngoại tệ vào hệ thống NH thì những năm sau tỷ giá ổn định, con số này dao động từ 20 - 32%.

Theo NHNN, trước đây, do lạm phát luôn ở mức cao, nên tình trạng đô la hóa của Việt Nam ở mức báo động. Lượng tiền gửi ngoại tệ so với tổng phương tiện thanh toán giai đoạn 2007-2011 ở mức trên 20%. Đồng thời, hiện tượng mua bán, thanh toán và găm giữ ngoại tệ tiền mặt khá phổ biến, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức ở mức cao, tạo áp lực lớn cho thị trường ngoại hối chính thức và ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành tỷ giá và tiền tệ của NHNN, quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm mạnh. Điều này dẫn đến sự bất ổn về tỷ giá và thị trường ngoại hối và đây là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn về kinh tế vĩ mô.

Sự bất ổn về tỷ giá và thị trường ngoại hối trong giai đoạn này là một trong những nguyên nhân gây nên sự bất ổn về kinh tế vĩ mô.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ nhằm hạn chế tình trạng đô-la hóa trong nền kinh tế, NHNN đã đưa ra gói giải pháp đồng bộ để ổn định thị trường ngoại hối, kiểm soát kỳ vọng tỷ giá và nâng cao vị thế đồng Việt Nam; trong đó, có chính sách trần lãi suất tiền gửi USD ở mức 0%.

Kể từ khi áp dụng lãi suất huy động USD ở mức 0% vào năm 2015, tỷ lệ này tiếp tục giảm từ 11,06% năm 2014 xuống 8,21% thời điểm cuối năm 2017. Lượng ngoại tệ trên thị trường dư thừa tạo điều kiện cho NHNN mua vào một lượng lớn, bổ sung quỹ dự trữ ngoại hối nhà nước lên mức cao nhất từ trước đến nay, đạt 64 tỷ USD. Là địa bàn có lượng vốn huy động và cho vay chiếm khoảng 30% cả nước, theo báo cáo mới đây của NHNN chi nhánh TP.HCM, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt khoảng 2,15 triệu tỷ đồng (tăng 7,2% so cùng kỳ năm ngoái) tính đến cuối tháng 7.

Trong đó, huy động ngoại tệ chiếm khoảng 10,7%, tương ứng khoảng 230.000 tỷ đồng, so với thời điểm cuối năm 2017 thì con số ngoại tệ huy động được giảm khoảng 1,8%. Còn dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng khoảng 1,93 triệu tỷ đồng (tăng 9,47% so cùng kỳ năm ngoái). Trong đó, cho vay ngoại tệ chiếm khoảng 9,1%, tương ứng 175.630 tỷ đồng, tăng khoảng 10,37% so với cuối năm 2017.

Từ năm 2011 - 2013, thực hiện chủ trương ngăn chặn tình trạng vàng hóa trong nền kinh tế, hỗ trợ điều hành chính sách tiền tệ đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối và kinh tế vĩ mô, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để chấm dứt hoạt động huy động, cho vay vốn bằng vàng. Các ngân hàng không được phép huy động vàng, chỉ được thực hiện hoạt động bảo quản tài sản (bao gồm vàng) và khách hàng phải trả phí cho hoạt động gửi vàng giữ hộ này. Kết quả từ năm 2014 trở lại đây, nhu cầu vàng miếng trong dân giảm dần.

Theo NHNN, về cơ bản chính sách lãi suất tiền gửi USD 0%/năm không tác động bất lợi đến các luồng vốn vào như đầu tư gián tiếp (FII), đầu tư trực tiếp (FDI) và kiều hối. Kiều hối trong năm 2017 đạt khoảng 9,84 tỷ USD, tăng 10,76% so với cùng kỳ năm 2016. Giải ngân vốn FDI và FII tiếp tục chiều hướng tích cực, trong đó FDI giải ngân đạt 17,5 tỷ USD.

Hiện tượng mua bán, thanh toán và găm giữ ngoại tệ khá phổ biến, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và phi chính thức ở mức cao, tạo áp lực lớn cho thị trường ngoại hối chính thức và ảnh hưởng không nhỏ đến điều hành tỷ giá và tiền tệ của NHNN, quy mô dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm mạnh.

Thu hẹp dần nhu cầu vay ngoại tệ

Quan điểm điều hành chính sách tiền tệ của NHNN là sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng theo hướng chỉ tập trung cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên. Bởi lẽ, việc duy trì, mở rộng vay mượn bằng ngoại tệ là duy trì và làm trầm trọng thêm nạn đô-la hóa.

Thông tư số 18/2017/TT-NHNN ngày 27/12/2017 của NHNN quy định, thời hạn đối với việc cho vay ngắn hạn để đáp ứng các nhu cầu vốn ở trong nước nhằm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu là hết ngày 31/12/2018. Do đó, NHNN xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư này. Mục tiêu của văn bản sửa đổi là cụ thể hóa phương án và lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo chủ trương của Chính phủ về hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, thực hiện các biện pháp kiểm soát cho vay ngoại tệ của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo hướng thu hẹp dần các nhu cầu vay vốn.

Điều đáng chú ý tại Dự thảo Thông tư là sửa đổi quy định “Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay” theo hướng tách thành 3 nội dung chi tiết.

Một là, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019.

Hai là, cho vay trung, dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay được thực hiện đến hết ngày 30/9/2019.

Ba là, cho vay ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay và được thực hiện không giới hạn về thời gian.

Theo NHNN, quy định này nhằm thực hiện lộ trình kiểm soát cho vay ngoại tệ theo hướng thu hẹp các nhu cầu vay vốn. Số liệu tín dụng ngoại tệ những tháng đầu năm 2018 cho thấy, tín dụng ngắn hạn ngoại tệ liên tục tăng qua các tháng và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm gần đây chủ yếu do tỷ giá ổn định dẫn đến việc vay ngoại tệ ngắn hạn có lợi về lãi suất hơn so với vay VND. “Vì vậy tín dụng ngắn hạn ngoại tệ cần phải được kiểm soát chặt chẽ theo hướng thu hẹp dần, nhất là trong bối cảnh tỷ giá và thị trường ngoại tệ được NHNN điều hành tương đối ổn định”, Ban soạn thảo Dự thảo cho biết.

Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều chuyên gia, dự thảo vẫn còn một số điểm băn khoăn về thời điểm thực hiện, cách thức phân loại khách hàng và tỷ lệ đồng USD tối ưu trong tổng khối lượng tiền tệ để phù hợp với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hội nhập hiện nay.

Về thời điểm thực hiện, các mốc thời gian 31/3/2019 và 30/9/2019 theo nội dung sửa đổi nêu trên là khá gấp rút và chưa rõ ràng cho các doanh nghiệp và TCTD đã, đang vay và cho vay ngoại tệ. “Không chỉ đặt ra khoảng thời gian thực thi khá eo hẹp, quy định này cũng cần làm rõ các thời điểm nêu trên là để chấm dứt ký hợp đồng cho vay ngoại tệ mới với các đối tượng khách hàng đó hay là thời điểm để các khoản vay cũ phải tất toán”, ông Lực nói.

Mặt khác, việc tách 3 nhóm đối tượng theo dự thảo nêu trên cũng không dễ thực hiện. “Việc phân loại đúng đối tượng và mục đích vay là tương đối khó khăn và đòi hỏi sự phối hợp từ nhiều phía”, vị chuyên gia ngân hàng băn khoăn.

Hà Trần

Tin mới

70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân
70 năm Điện Biên Phủ: Sức mạnh của toàn dân, sức mạnh của lòng dân

Đây là thắng lợi to lớn, bắt nguồn từ truyền thống lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam, từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; từ tinh thần và ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân tộc; biểu tượng sinh động sức mạnh chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Hàng chục học sinh ở Quảng Ngãi nghi bị ngộ độc sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc
Hàng chục học sinh ở Quảng Ngãi nghi bị ngộ độc sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc

Sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc trước cổng trường, 15 em học sinh Trường THCS Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mệt mỏi… các em sau đó được đưa đến Trung tâm Y tế huyện kiểm tra, theo dõi.

Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học
Nghị định cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học

Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoặc liên quan đến các hoạt động thực hiện Công ước cấm vũ khí hóa học trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn trong danh sách chờ nâng hạng đến bao giờ?

Tổ chức xếp hạng thị trường chứng khoán quốc tế FTSE Russell tiếp tục duy trì Việt Nam trong danh sách chờ xét phân hạng với khả năng tái phân hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi thứ cấp và sẽ được cập nhật về trạng thái danh sách chờ xét phân hạng trong kỳ cập nhật vào tháng 9/2024.

Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia
Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ là trung tâm kinh tế biển quốc gia

Đó là một trong những mục tiêu tại Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất
KEIDANREN coi Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất

Nhật Bản tiếp tục duy trì là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là đối tác thứ nhất về cung cấp vốn vay ODA; thứ hai về lao động; thứ ba về đầu tư và thứ tư về thương mại.