Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Giải pháp nào để doanh nghiệp, người dân tiếp cận gần hơn với gói tín dụng?

Tại phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa diễn ra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhìn nhận, gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Vậy, giải pháp nào để doanh nghiệp và người dân có thể tiếp cận gần hơn với gói tín dụng này?

Từ thực tế công tác phát triển nhà ở xã hội, cả doanh nghiệp, chính quyền địa phương và các chuyên gia đều chỉ ra rằng: Rất khó để có thể vay được gói tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp, ngoài chấp nhận chủ trương, cấp phép, chủ đầu tư còn phải thẩm định giá bán, đối tượng mua và nhiều quy định khác. Đối với người mua nhà, cũng phải đáp ứng một loạt điều kiện như chưa có nhà ở và thu nhập dưới mức chịu thuế thu nhập cá nhân…

Trong khi đó, phía Ngân hàng thì khẳng định “bất kể lúc nào cũng có vốn cho doanh nghiệp vay, vấn đề là doanh nghiệp có đủ điều kiện để vay không?”.

Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cao (Ảnh minh họa)
Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cao (Ảnh minh họa)

Về vấn đề nêu trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho rằng: “Nhu cầu về nhà ở xã hội, nhà ở công nhân cao, nhưng nhu cầu vay lại là một vấn đề, bởi quyết định vay để nua một căn nhà là tùy thuộc vào người dân. Trong Luật Nhà ở sửa đổi đã có quy định cho phép các doanh nghiệp có thể mua nhà để bố trí chỗ ở cho công nhân. Đây là điểm tích cực để gói tín dụng này có thể tăng dư nợ giải ngân”.

Cũng mới đây, tại Phiên họp lần thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh nhìn nhận: Gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng chậm, chưa đáp ứng kỳ vọng đề ra. Doanh nghiệp bất động sản vẫn đối mặt khó khăn về thanh khoản, dòng tiền. Giá nhà chung cư, kể cả nhà ở xã hội tại một số địa bàn tăng cao đột biến do nguồn cung khan hiếm, cơ cấu sản phẩm trên thị trường mất cân đối.

Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ chỉ đạo thanh tra toàn diện công tác phát triển nhà ở xã hội; xác định vướng mắc, bất cập, vi phạm, tiêu cực để xử lý nghiêm theo quy định.

Đồng thời, rà soát, sửa đổi các quy định, điều kiện, thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, cần tạo thuận lợi tối đa cho người dân được mua nhà ở xã hội và tiếp cận vốn vay, ưu tiên thúc đẩy tiến độ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội.

Thực tế, Chính phủ đã rất quyết tâm, liên tục chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp, nhưng công tác phát triển nhà ở xã hội vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Trong đó, một số chính sách cần thiết kế lại.

Theo TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, chúng ta chỉ sử dụng Ngân sách Nhà nước để hỗ trợ lãi suất chứ không sử dụng Ngân sách Nhà nước để cho vay. Tiền gốc cho vay là thực hiện từ phía các Ngân hàng thương mại. Việc này chúng ta phải thực hiện trên cơ sở nguyên tắc thị trường.

Chúng ta nên tránh áp đặt vào các quy định hành chính vì có thể nảy sinh những rủi ro rất lớn. Đối với nguồn tín dụng này, nên xem xét trên mấy yếu tố là quy mô, cách thức và quy mô từ phía Nhà nước, thứ hai là quyền và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan tới chương trình hỗ trợ tín dụng cả về mặt cấp tín dụng cũng như việc hỗ trợ lãi suất.

PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, đây chỉ là một gói tín dụng mang tính tự nguyện nên tính pháp lý không cao. Mức giảm lãi suất 1,5% với chủ đầu tư và 2% với người mua nhà trên thực tế lãi cho vay vẫn còn khá cao, chưa đủ để hấp dẫn đối với những người tham gia vào lĩnh vực nhà ở xã hội, nhà ở công nhân. Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét hạ mức lãi suất cho vay nguồn vốn hỗ trợ 120.000 tỷ đồng phù hợp với điều kiện thực tiễn trong từng giai đoạn.

“Thống nhất quy định về chủ đầu tư đủ điều kiện được hưởng gói vay 120.000 tỷ đồng này cần rất rõ ràng, công khai, minh bạch. Đối với các cá nhân được hưởng gói 120.000 tỷ đồng mua nhà ở xã hội thì cũng cần quy định rõ ràng bao nhiêu điều kiện, những điều kiện đó là gì, thời hạn vay ra sao, mức độ vay thế nào. Thực ra nếu vay thời hạn dài từ 20 năm đến 25 năm được giảm lãi suất thì đúng là một khoản lớn, nhưng chỉ được 5 ba năm thôi thì không được bao nhiêu”, PGS. TS. Đinh Trọng Thịnh chỉ rõ.

Khu nhà ở xã hội tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị)
Khu nhà ở xã hội tại phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm. (Ảnh: Kinh tế & Đô thị)

Để có thể tiếp cận gần hơn với gói tín dụng,các doanh nghiệp, địa phương đề xuất: Các chương trình, gói tín dựng ưu đãi dành cho nhà ở xã hội cần có cách làm mới, phù hợp với nhu cầu thực tế hơn. Bởi, gói tín dụng 120.000 tỷ đồng này về bản chất không phải là gói tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội, mà chỉ là gói tín dụng thương mại với lãi suất thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay thông thường.

Cũng nhiều ý kiến cho rằng, để gói vay 120.000 tỷ đồng thực sự đi vào đời sống, cần khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc pháp lý, thủ tục đầu tư dự án. Bên cạnh đó, các địa phương cần tập trung bố trí quỹ đất, sớm công bố danh mục các dự án để những đối tượng thụ hưởng có thể tiếp cận vốn vay. Để thực hiện thành công đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội đến 2030, bên cạnh gói tín dụng 120.000 tỷ đồng đã ban hành, Chính phủ cần xem xét thêm gói tín dụng dành riêng cho công nhân, người lao động mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở công nhân với mức lãi suất vay ưu đãi khoảng 5% và thời gian vay kéo dài để người thu nhập thấp có thể trả nợ được.

Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Bộ Xây dựng liên tục đôn đốc các địa phương khẩn trương công bố trên cổng thông tin điện tử về danh mục dự án tham gia chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng.

Hiện nay, nhiều chủ đầu tư đã quan tâm và có ý định tham gia phát triển dòng sản phẩm nhà ở xã hội. Thế nhưng, từ ý định đi đến hiện thực và cho ra sản phẩm là một quá trình dài. Đến thời điểm này, các ngân hàng thương mại mới cam kết cấp tín dụng cho 15 dự án với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng, trong đó, 12 dự án có nhu cầu giải ngân với số tiền 956 tỷ đồng. Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có được triển khai hiệu quả hay không, phụ thuộc rất lớn vào quyết tâm của người đứng đầu chính quyền địa phương trong việc cải cách thủ tục hành chính.

“Việc triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, Bộ Xây dựng vừa có văn bản số 1699 về chấp thuận chủ trương đầu tư có đơn giản các điều kiện, thủ tục đối với chủ đầu tư khi làm các thủ tục vay vốn. Tuy nhiên, vẫn phải có tên trong danh mục mà tỉnh công bố và phải đáp ứng được các tiêu chí của các tổ chức tín dụng. Trên đà đơn giản hóa thủ tục hành chính, hiện nay chỉ còn 2 thủ tục, trước đây có cả cấp phép, giải phóng mặt bằng. Như vậy là việc đơn giản thủ tục hành chính sẽ giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận nguồn vốn tín dụng hơn”, ông Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Phát triển nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết thêm.

Minh An (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Nhật Bản xác nhận can thiệp tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2022
Nhật Bản xác nhận can thiệp tiền tệ lần đầu tiên kể từ năm 2022

Bộ Tài chính Nhật Bản cho biết, đã chi 9.788,5 tỷ JPY (62,25 tỷ USD) để can thiệp tiền tệ từ ngày 26/4 đến ngày 29/5. Đây là lần đầu tiên Chính phủ Nhật Bản thực hiện một biện pháp thị trường như vậy kể từ tháng 10/2022.

Tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”
Tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”

Bảo hiểm Agribank (ABIC) vừa tổ chức Lễ tổng kết chương trình thi đua “ABIC cùng Agribank - Chung sức thành công”.

Xu hướng tiêu dùng online "bùng nổ"
Xu hướng tiêu dùng online "bùng nổ"

Đại dịch Covid-19 như “chất xúc tác” đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, ước tính có khoảng 57 triệu đến 60 triệu người Việt Nam tham gia mua sắm trực tuyến với giá trị mua sắm bình quân đầu người 260-285 USD. Thương mại điện tử trở thành đầu tàu trong sự phát triển của nền kinh tế số Việt Nam.

Khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 420 người với tổng trị giá trên 300 triệu đồng
Khám, cấp thuốc miễn phí và tặng quà cho 420 người với tổng trị giá trên 300 triệu đồng

Hưởng ứng Cuộc vận động “Tháng nhân đạo năm 2024” do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động; chào mừng “Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam 5/6”; Câu lạc bộ thầy thuốc họ Bùi Việt Nam và những người bạn phối hợp với Hội đồng Bùi tộc tỉnh Thanh Hóa và Hội chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa, tổ chức chương trình khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và học sinh nghèo vượt khó học giỏi của xã Điền Quang, huyện Bá Thước.

Vụ án tập đoàn Phúc Sơn: Thu 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ
Vụ án tập đoàn Phúc Sơn: Thu 300 tỷ đồng, gần 2 triệu USD, trên 500 lượng vàng và hơn 1.000 sổ đỏ

Tại cuộc họp báo thường kỳ tháng Năm của Chính phủ, Phó Chánh văn phòng Bộ Công an thông tin về diễn biến điều tra của các vụ án xảy ra tại tập đoàn Thuận An Group và tập đoàn Phúc Sơn.

Phát động đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập huyện Triệu Sơn
Phát động đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng 60 năm ngày thành lập huyện Triệu Sơn

Sáng 1/6, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ phát động đợt thi đua cao điểm lập thành tích chào mừng 60 năm Ngày thành lập huyện (25/2/1965 - 25/2/2025).