Ký kết hợp đồng…
Năm 2004, Công ty CP Phát triển Hà Nam được UBND tỉnh Hà Nam cấp phép là CĐT Dự án hạ tầng khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II (Duy Tiên, Hà Nam). Ngày 22/11/2004, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam ra QĐ số 1571 về việc thu hồi 329,5675 m2 đất tại thị trấn Đồng Văn (Duy tiên) và giao 236,6912 m2 đất cho Công ty CP Phát triển Hà Nam.
Khi đó, Công ty TNHH Khải Hương (nay là Công ty CP Đầu tư và phát triển TST, gọi tắt Công ty TST) là cổ đông sáng lập sở hữu 30% vốn điều lệ của Công ty CP Phát triển Hà Nam với số vốn góp là 10.802.000.000 đồng. Vì lý do khách quan, năm 2006, Công ty Khải Hương xin rút toàn bộ vốn góp.
Doanh nhân - CCB Trần quang Khải bị công ty HNC lật lọng?
Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bất thường (20/10/2006), các cổ đông sáng lập của Công ty CP Phát triển Hà Nam đã thống nhất: Công ty Khải Hương được chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho Công ty CP ATA (lúc đó là cổ đông sáng lập, chiếm giữ hơn 60% vốn góp trong Công ty CP Phát triển Hà Nam) với giá 10 tỷ 802 triệu đồng.
Việc thanh toán được các cổ đông thống nhất:
- Số tiền 3 tỷ đồng, Công ty Khải Hương nhận bằng tiền mặt.
- Công ty CP Phát triển Hà Nam và Công ty Khải Hương ký HĐ góp vốn đầu tư và sử dụng đất lâu dài 99 lô đất (có phụ lục kèm theo) Khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II với giá ưu đãi trung bình 541.477 đồng/m2 = 5.606.994.335 đồng (thực tế là 15.606.994.335 đồng, tính cả 10 tỷ đồng tiền lãi vốn góp cổ đông của Công ty Khải Hương trước đó).
- Số tiền 2.195.005.665 đồng, được Công ty CP ATA thanh toán chậm nhất đến hết ngày 30/12/2006.
Căn cứ kết quả cuộc họp Đại hội đồng cổ đông ngày 20/10/2006, Công ty CP Phát triển Hà Nam và Công ty Khải Hương đã ký kết HĐ góp vốn đầu tư và sử dụng đất lâu dài tại khu nhà ở phục vụ KCN Đồng Văn II số 24/HĐKT ngày 01/12/2006. Theo HĐ thì, bên A (Công ty CP Phát triển Hà Nam) đồng ý cho bên B (Công ty Khải Hương) góp vốn và được sử dụng đất lâu dài 99 lô đất (phụ lục kèm theo) tại khu nhà ở phụ vụ KCN Đồng Văn II, theo quy hoạch điều chỉnh đã được UBND tỉnh Hà Nam phê duyệt tại QĐ số 117/QĐ-CT ngày 25/01/2005 của DA với giá trị góp vốn là 5.606.994.335 đồng. Bên B đã góp đủ số tiền, ngay sau khi HĐ được ký kết và đến nay chưa được hưởng bất cứ quyền lợi gì, vì DA chưa xây dựng xong cơ sở hạ tầng…
“Lật lọng” tới đâu?
Ngày 15/01/2016, Công ty CP Phát triển Hà Nam yêu cầu TAND huyện Duy Tiên tuyên bố HĐ vô hiệu và giải quyết hậu quả của HĐ vô hiệu. Trước yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, bị đơn có quan điểm HĐ đảm bảo hình thức và nội dung pháp luật quy định, đề nghị TA tuyên bố HĐ có hiệu lực.
Bản án sơ thẩm số 01/2016/KDM-ST ngày 30/9/2016 của TA huyện Duy Tiên, đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên bố HĐ số 24/HĐKT ngày 01/12/2006 vô hiệu với nhận định HĐ này là giả tạo, bản chất là chuyển nhượng đất nền, vi phạm điều cấm của pháp luật nên vô hiệu theo Điều 128 BLDS 2005 và giải quyết hậu quả của HĐ vô hiệu.
Sau khi xét xử sơ thẩm, bị đơn kháng cáo đề nghị TA cấp phúc thẩm xét xử công nhận HĐ có hiệu lực, bác yêu cầu của nguyên đơn, buộc các bên phải tiếp tục thực hiện HĐ.
Ngày 21/4/2017, TAND tỉnh Hà Nam xét xử phúc thẩm vụ án, cũng vẫn đưa ra những nhận định như TA cấp sơ thẩm, tuyên bố HĐ số 24 vô hiệu, nhưng đã sửa bản án sơ thẩm về phần giải quyết hậu quả của HĐ vô hiệu. Tuy nhiên, qua diễn biến tranh tụng tại phiên tòa phúc thẩm, chúng tôi thấy rằng, TAND tỉnh Hà Nam tuyên án là không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn, kể cả trong trường hợp tuyên HĐ vô hiệu…
Nhóm PV
Kỳ 2:Những căn cứ xem xét lại vụ án