Trong đó, giảm sâu nhất là nhóm giao thông, giảm 12,73% (chủ yếu do tác động giá xăng dầu điều chỉnh giảm ngày 29/3 và ngày 14/4; các phương tiện công cộng, xe bus, taxi, xe khách tạm dừng hoạt động từ ngày 1/4 đến 22/4, từ ngày 23/4 mới hoạt động trở lại 20 - 30% công suất); tiếp đến là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 2,56% (do giá ga và giá dầu hỏa thế giới giảm sâu nhất trong nhiều năm trở lại đây).

Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép giảm 0,56%. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,49%; nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,14%; nhóm bưu chính, viễn thông giảm nhẹ 0,04%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,37%.

Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng so với tháng trước gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,39%. Trong đó lương thực tăng 0,92% do tâm lý người tiêu dùng mua tích trữ lương thực đã đẩy giá gạo, mỳ tôm, miến, bánh đa trong tháng tăng; thực phẩm tăng 1,54% chủ yếu do giá thịt lợn hơi trên thị trường vẫn ở mức cao, kéo theo giá thực phẩm chế biến tăng 2,71%, thịt bò tăng 1,53%, trứng các loại tăng 2,29%; riêng giá thịt gia cầm tươi sống giảm 1,56%.

Ảnh minh hoạẢnh minh hoạ (Ảnh: internet)

Tiếp đến là nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng nhẹ 0,07%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,04%.

Cũng trong tháng 4, chỉ số giá vàng giảm 1,2% so với tháng trước, tăng 9,04% so với tháng 12/2019 và tăng 23,8% so với cùng kỳ năm trước, nhưng bình quân 4 tháng, chỉ số giá vàng tăng 21,76% so với cùng kỳ năm 2019.

Hà Trần