Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành nội quy “cấm” ghi âm, ghi hình tại nơi tiếp dân

Một trong những nội quy áp dụng với công dân khi đến làm việc tại trụ sở tiếp dân vừa được Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành đó là: “Công dân không được quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Hà Nội: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành nội quy “cấm” ghi âm, ghi hình tại nơi tiếp dân - Hình 1

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của TP

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký ban hành Nội quy về việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân TP (tại số 34, Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và số 20 Hoàng Diệu, quận Hà Đông. Bản nội quy được ký hôm 3-1 này nêu ra những quy định chung về tiếp dân như địa điểm, thời gian, lịch tiếp dân định kỳ…

Nội quy này cũng đưa ra 10 điều yêu cầu các công dân thực hiện khi đến trụ sở tiếp dân. Cụ thể như phải xuất trình giấy tờ tùy thân; có thái độ đúng mực, tôn trọng, tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ tiếp công dân và nhân viên bảo vệ; công dân được tiếp theo thứ tự, phải trình bày trung thực sự việc, nói rõ yêu cầu, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; không được lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để xuyên tạc, vu khống, kích động gây mất trật tự trong trụ sở tiếp công dân hoặc có hành động xâm hại, xúc phạm, cản trở cán bộ tiếp công dân làm nhiệm vụ và các hoạt động của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân…

Đặc biệt tại nội quy này cũng ghi rõ công dân: “không quy phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”.

Bên cạnh đó, nội quy cũng đưa ra 8 điều yêu cầu người tiếp công dân phải thực hiện khi tiếp công dân như: có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân; giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và những thông tin cá nhân khác của người tố cáo; khi tiếp dân phải chấp hành quy định về trang phục, thẻ công chức….

Ngoài ra, bản nội quy cũng quy định các trường hợp từ chối tiếp và lập biên bản yêu cầu xử lý theo quy định đối với công dân trong tình trạng không làm chủ hành vi của mình do dùng chất kích thích, mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác hạn chế năng lực hành vi dân sự (có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền); những vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giải quyết, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài. 

Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, cán bộ tiếp công dân, người thi hành công vụ; có hành vi cản trở các hoạt động bình thường của trụ sở tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc vi phạm nội quy tiếp công dân; Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác nhằm gây rối, xuyên tạc, nói xấu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân... cũng bị lập biên bản yêu cầu xử lý.

Hà Nội: Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ban hành nội quy “cấm” ghi âm, ghi hình tại nơi tiếp dân - Hình 2

Trụ sở tiếp công dân thành phố Hà Nội

Ban tiếp công dân TP. Hà Nội nói gì về quy định “không quay phim, ghi âm cán bộ tiếp dân”?

Chiều 7/1, trao đổi với phóng viên, đại diện lãnh đạo Ban Tiếp công dân TP. Hà Nội cho biết: “nội quy này được thành phố ban hành dựa trên quy định tại Điều 12 của Luật Tiếp công dân, cho phép Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành nội quy tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương”.

Vị này cũng lý giải, nhiều trường hợp công dân đến trụ sở tiếp công dân giơ máy điện thoại dí sát vào mặt cán bộ tiếp công dân, thậm chí vừa trình bày với cán bộ tiếp công dân vừa phát trực tiếp trên mạng xã hội. Hơn nữa, những người này đến với mục đích không thiện chí, không phải đòi hỏi quyền lợi, trình bày, khiếu nại, tố cáo, phản ánh...

Đại diện lãnh đạo Ban Tiếp công dân thành phố Hà Nội cho biết thêm: “Bạn cứ hình dung nếu bạn là một cán bộ tiếp công dân mà công dân cứ cầm điện thoại dí vào mặt thì có tiếp được không. Hơn nữa việc ghi hình, ghi âm đó lại không phục vụ cho buổi tiếp công dân, thậm chí còn gây phản cảm, bức xúc, tăng sự căng thẳng của chính công dân và người tiếp công dân”.

Đại diện lãnh đạo Ban tiếp công dân thành phố Hà Nội cũng cho biết, bản thân ông cũng từng là “nạn nhân” của việc vừa tiếp công dân vừa bị phát trực tiếp trên mạng xã hội. Tuy nhiên, thường trong 100 người thì chỉ có một vài người như vậy. Vị này đánh giá, những người như thế thường đến buổi tiếp công dân không thiện chí.

“Mình tiếp công dân, nghe công dân trình bày, ghi chép đầy đủ, thật kỹ các ý công dân. Trong trường hợp cần thiết còn hướng dẫn công dân thực hiện quyền của mình. Người tiếp công dân chỉ là người lắng nghe thôi chứ không phải là người giải quyết sự việc”, vị này giải thích thêm.

Vị này cũng chia sẻ, cán bộ tiếp công dân cũng có quyền cơ bản. Ví dụ, một người muốn ghi hình một người khác thì phải xin phép, kể cả ở ngoài đường hay ở đâu. “Anh ghi hình tôi thì phải xin ý kiến tôi. Đang ở cơ quan nhà nước, anh muốn ghi hình thì phải xin ý kiến chứ”, vị cán bộ nói.

Theo đại diện lãnh đạo Ban Tiếp công dân thành phố, nội quy nói trên không làm hạn chế bất cứ quyền gì của công dân. Cụ thể, cán bộ tiếp công dân chỉ tiếp, hướng dẫn công dân thực hiện quyền của mình, ghi nhận ý kiến, phản ánh của công dân. Sau khi tiếp công dân xong đều có phiếu tiếp nhận đơn, biên bản đàng hoàng.

“Mục đích của nội dung quy định này là ngăn chặn các trường hợp cực đoan, những người đến không phải vì thực hiện quyền của mình theo luật tiếp công dân mà có mục đích tuyên truyền ra bên ngoài, nói xấu, gây ức chế cho cán bộ”, vị này khẳng định.

Được biết, Hà Nội đã triển khai lắp camera giám sát các buổi tiếp công dân. Theo lãnh đạo Ban Tiếp công dân thành phố, mục đích của các camera này là đảm bảo an toàn, an ninh cho cả cán bộ tiếp công dân và công dân. Người dân từ lúc vào đến lúc ra đều có giám sát bằng hình ảnh, không bị xâm phạm mà cũng không được xâm phạm cán bộ. Tuy nhiên, camera giám sát hiện chưa ghi lại âm thanh.

Mộc Miên

 

Bài liên quan

Tin mới

Lào Cai thiệt hại trên 10 tỷ đồng do dông lốc
Lào Cai thiệt hại trên 10 tỷ đồng do dông lốc

Từ đêm ngày 30/4 đến rạng sáng ngày 1/5/2024, một số nơi trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra mưa kèm theo dông lốc gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của Nhân dân. Ước thiệt hại ban đầu trên 10 tỷ đồng.

Việt Nam xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 4,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024   
Việt Nam xuất siêu nông lâm thủy sản đạt 4,74 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024   

Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản trong 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng
Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục giảm 2% thuế giá trị gia tăng

Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng.

Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256.000 lượt
Khách du lịch đến Lào Cai đạt hơn 256.000 lượt

Dịp nghỉ lễ năm nay kéo dài 05 ngày liên tục từ 27/4 - 1/5/2024. Tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Lào Cai trong dịp nghỉ lễ ước đạt 256.485 lượt; trong đó khách du lịch nội địa 240.166 lượt và khách quốc tế 16.319 lượt; tăng 13% so với kỳ nghỉ lễ năm 2023.

Biên phòng Sơn La bắt giữ 2 đối tượng mua bán trái phép ma túy
Biên phòng Sơn La bắt giữ 2 đối tượng mua bán trái phép ma túy

Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La vừa chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng liên quan bắt giữ 2 đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 2 bánh heroin và 48.000 viên ma túy tổng hợp.

Giao dịch chứng khoán phiên sáng 2/5
Giao dịch chứng khoán phiên sáng 2/5

Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 chưa có nhiều thay đổi đáng kể so với những phiên ảm đạm, thanh khoản thấp trong tháng 4 trước đó.