Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Dự án mương thoát nước chậm tiến độ, gây ô nhiễm nặng

Bên cạnh việc dự án mương thoát nước (dọc sông lừ) chậm tiến độ, gây ô nhiễm, thì mới đây người dân phường Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) lại ti

Bài 1: Đống Đa (Hà Nội): Dự án mương thoát nước chậm tiến độ gây ô nhiễm nặng

Bài 2: Lỗi do giải phóng mặt bằng “ì ạch”(!?)

Bài 3:

Ban quản lý và nhà thầu có đủ năng lực thực hiện dự án?

Bên cạnh việc dự án mương thoát nước (dọc sông lừ) chậm tiến độ, gây ô nhiễm, thì mới đây người dân phường Khương Thượng (Đống Đa, Hà Nội) lại tiếp tục phản ánh về việc: Dự án cải tạo kênh mương thoát nước giai đoạn 2 sử dụng nguồn vốn ưu đãi của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) do Ban Quản lý thoát nước (thuộc sở Xây dựng Hà Nội) đảm nhiệm tiếp tục chậm tiến độ gây ô nhiễm nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người dân nơi đây.

Hàng trăm hộ dân đang sống chung với những con “thủy quái nặng mùi”

Thời gian qua hàng trăm hộ dân nằm kề mương Y cụ - Y khoa (Đống Đa, Hà Nội) luôn phải sống trong tình trạng mất ăn mất ngủ, phải sống chung với tình trạng ô nhiễm trầm trọng trong nhiều năm qua.

Bà Nguyễn Thị Khế một người dân sống tại khu vực gần kênh mương cho biết: “Mỗi khi trời nắng nóng, mùi mương bốc lên nồng nặc khiến người dân chúng tôi vô cùng khó chịu, còn khi gặp phải những trận mưa lớn và dai dẳng, nước mương dềnh lên, ngập vào tận nhà, có những đợt mưa nhiều, ngày nào chúng tôi cũng dùng cây gậy dài chừng 2m vớt rác lên bờ, tránh tình trạng dồn ứ nước bẩn ngay trước cửa”.

Bà Lương Thị Khoát bức xúc: “Mương sắp bị lấp kín bằng đất đá, rác rưởi mà vẫn chưa thấy dự án triển khai. Nhiều lúc nghẹt thở, nấu bữa cơm cũng không cảm nhận được mùi thức ăn”.

Theo quan sát của phóng viên trên đoạn đường từ khu vực Khương Thượng đến đoạn đường Tôn Thất Tùng bị “bỏ mặc”, đoạn cống hóa dang dở trở thành nơi tập kết rác, ngổn ngang vật liệu xây dựng. Con đường đổ bê tông men theo mương vốn chật hẹp giờ bị “băm nát”, vỡ nhiều đoạn.

Ông Trần Văn Sơn (Bí thư chi bộ khu 9, phường Khương Thượng) thở dài: “Thời gian đầu, phía thi công còn “chặt” vào đường điện, ống nước khiến nhịp sống của dân lao đao. Vấn đề điện nước và ngập mưa ngay sau đó được khắc phục nhưng vấn đề rác ứ đọng quanh khu vực thi công dở thì… bốc mùi nồng nặc. Khổ nhất là hàng trăm hộ dân sống trong khu giải tỏa “treo”, không thể sửa nhà vì nằm trong dự án”.

 

Dự án chậm tiến độ ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân.

Liên quan đến việc chậm tiến độ trong thi công ảnh hưởng đến hàng trăm hộ dân phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Mạnh Hùng, PGĐ BQL Dự án Thoát Nước Hà Nội, Ông Hùng cho biết: “Tuyến Mương L2A Y Cụ - Y Khoa dài hơn 700m qua địa phận 3 phường Trung Liệt, Trung Tự, Khương Thượng. Công tác GPMB có liên quan đến 118 hộ dân, trong đó 101/118 phương án đã trình Quận Đống Đa phê duyệt, và đã có 76/101 hộ đã nhận tiền và cam kết GPMB và đang phá dỡ, 24 hộ còn lại đang có kiến nghị về đất đai”.

Tuy nhiên, khi Phóng viên hỏi ông Hùng về việc khi chưa hoàn thành việc đền bù GPMB mà đã tiến hành thi công, ông Hùng cho biết: “Việc này BQL bắt buộc phải thi công  ngay bởi hai lý do: Thứ nhất vì nếu không triển khai thi công ngay thì các hộ dân sẽ tái lấn chiếm. Thứ 2, do UBND Phường và Quận yêu cầu BQL phải thi công ngay để tạo sự tin tưởng và đồng thuận đến các hộ dân còn lại”.

Việc Phường và Quận yêu cầu thi công được đề xuất trong tất cả các cuộc họp, tuy nhiên chính thức thì không có cơ quan nào đề xuất bằng văn bản”.

Như vậy, theo lời ông Hùng thì việc chậm tiến độ thi công là do chưa GPMB hoàn thiện. Tuy nhiên, một mâu thuẫn rất rõ ràng được đặt ra mà chưa có lời giải đáp rằng: Tại sao khi chưa hoàn tất việc GPMB mà chủ đầu tư đã tiến hành thi công?  Trong khi thực tế đang chứng minh rằng việc thi công dỡ dang, chậm tiến độ đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của rất nhiều người dân khu vực xung quanh dự án?

Trước việc chậm tiến độ của hàng loạt dự án trên, dư luận hoài nghi về năng lực triển khai dự án của Ban Quản lý thoát nước (thuộc sở Xây dựng Hà Nội). Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng này, đồng thời phải xem xét năng lực của Ban quản lý thoát nước và nhà thầu. Nếu các cơ quan, đơn vị, nhà thầu trên không đủ năng lực thì phải thay thế đơn vị quản lý và nhà thầu khác có đủ năng lực, tránh tình trạng ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân, hạn chế sự bức xúc trong dư luận.

Thương hiệu & Công luận sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc./.

Duy Thế - Thiên Đức

 

Tin mới

Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024
Nghệ An kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Nghệ An vừa ban hành Quyết định số 380/QĐ-QLTTNA về việc triển khai Kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Kế hoạch kiểm tra sẽ được triển khai từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024
Việt Nam giành thành tích xuất sắc tại Olympic Vật lý Bắc Âu-Baltic năm 2024

Ngày 29/4, thông tin từ Hội Vật lý Việt Nam cho biết: Tham dự Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic (NBPhO) năm 2024, cả 5 học sinh Việt Nam đều xuất sắc đoạt giải, trong đó có 1 huy chương Vàng, 1 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng và 2 giải Khuyến khích.

Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh
Nam Định tổ chức chương trình chia sẻ phương pháp học tiếng Anh cho học sinh

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định vừa phối hợp Trung tâm Anh ngữ Ocean Edu tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ, chia sẻ kỹ năng, phương pháp học tiếng Anh cho học sinh.

Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm
Cả nước có hơn 81.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động trong 4 tháng đầu năm

Trong tháng Tư, cả nước có hơn 15.000 doanh nghiệp (DN) thành lập mới, tăng 8,4% so với tháng trước. Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, cả nước có hơn 81.000 DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 3% so với cùng kỳ năm trước.

CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ
CPI tháng Tư và 4 tháng đầu năm 2024 đều tăng so với cùng kỳ

Sáng nay, 29/4, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng Tư và bốn tháng đầu năm 2024. CPI bốn tháng năm 2024 tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước.

Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người
Khách quốc tế đến Việt Nam trong 4 tháng đạt 6,2 triệu lượt người

Tính chung 4 tháng qua, khách quốc tế đến Việt Nam đạt 6,2 triệu lượt người, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước; tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch COVID-19.