Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Hơn 97 tỷ đồng hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Triển khai các chính sách an sinh, Hà Nội đã hỗ trợ gần 1,48 triệu người lao động bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19. Tổng kinh phí đã phê duyệt hỗ trợ là hơn 97 tỷ đồng.

Với tinh thần "một miếng khi đói bằng một gói khi no", thời gian qua, cơ quan chức năng và các địa phương của TP Hà Nội đã khẩn trương triển khai đưa gói hỗ trợ an sinh xã hội đến với các đối tượng được thụ hưởng bằng những biện pháp phù hợp yêu cầu phòng chống dịch.

Hơn 97 tỷ đồng hỗ trợ người lao động ảnh hưởng dịch Covid-19
Hơn 97 tỷ đồng đã được hỗ trợ người lao động ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 (Ảnh minh họa)

Sở LĐ-TB&XH Hà Nội cho biết, tính đến ngày 6/8, đã có với gần 1,48 triệu người lao động được chính sách hỗ trợ an sinh xã hội do bị ảnh hưởng sâu bởi dịch Covid-19. Tổng kinh phí đã phê duyệt hỗ trợ là hơn 97 tỷ đồng.

Bên cạnh hỗ trợ giảm mức đóng Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất, Thành phố Hà Nội đã có quyết định hỗ trợ cho 1.169 lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương, trong đó có 661 người đã nhận tiền…

Về đối tượng lao động tự do, toàn thành phố đã có quyết định hỗ trợ cho 1.272 trường hợp, trong đó có 840 người đã nhận tiền (trung bình 1,5 triệu đồng/người). Với nhóm đối tượng trẻ em và người đang điều trị COVID-19, cách ly y tế, Hà Nội đã có hơn 3.500 người được hỗ trợ…

Thành phố còn hỗ trợ cho 3.180 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có người tham gia thị trường lao động với kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

Ngoài các chính sách chung, thành phố còn hỗ trợ cho 3.180 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn không có người tham gia thị trường lao động với kinh phí hơn 3 tỷ đồng.

Các quận, huyện, thị xã cũng hỗ trợ 22.000 người có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền hơn 8,8 tỷ đồng. Đến thời điểm này, đại đa số trường hợp đủ điều kiện đã được thụ hưởng chính sách, nguồn lực hỗ trợ. Tổng số kinh phí đã chi hỗ trợ là hơn 89 tỷ đồng.

Người lao động nhận hỗ trợ tại bộ phận một cửa của quận Hà Đông, TP Hà Nội
Người lao động nhận hỗ trợ tại bộ phận một cửa của quận Hà Đông

Sở LĐ-TB&XH TP. Hà Nội cho biết, trước đó tính đến cuối tháng 7/2021, toàn thành phố đã hỗ trợ tổng số hơn 54 tỷ đồng cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Trong đó, Hà Nội đã hỗ trợ giảm mức đóng Quỹ Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho hơn 87.400 đơn vị với gần 1,44 triệu người lao động, tổng số tiền là hơn 48,6 tỷ đồng; tạm dừng đóng vào Quỹ Hưu trí, tử tuất cho 13 đơn vị với 924 người lao động, tổng số tiền là gần 5,2 tỷ đồng. Ngoài ra, Hà Nội đã xác nhận danh sách lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương đối với hơn 100 trường hợp với kinh phí gần 400 triệu đồng…

Trước đó, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 7/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3642/QĐ-UBND về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Trong đó có chính sách hỗ trợ cho nhóm lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do). Theo đó, các nhóm lao động tự do được hỗ trợ thuộc các ngành nghề kinh doanh không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động được cụ thể hóa trong 7 văn bản chống dịch ban hành từ ngày 30/4 đến 18/7 của TP Hà Nội gồm: nhân viên quán karaoke, bar, vũ trường, game; phục vụ quán ăn uống đường phố, trà đá, cà phê vỉa hè; nhân viên nhà hàng, quán bia, bia hơi; người làm việc trong các cửa hàng ăn uống khu vực bị phong tỏa, cơ sở dịch vụ ăn uống tại chỗ bị mất việc; nhân viên cắt tóc, gội đầu, spa..; lao động làm việc trong nhóm ngành dịch vụ không thiết yếu phải tạm dừng hoạt động…

Để nguồn lực trợ giúp đến sớm với người lao động, 30/30 quận, huyện, thị xã đã triển khai chính sách hỗ trợ lao động tự do với tinh thần chủ động, linh hoạt, thành lập các tổ rà soát đến cấp thôn, làng, khu dân cư, tổ dân phố, qua đó các địa phương bước đầu xác định được số lượng lao động tự do cần trợ giúp và tiến hành tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị Quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Trang Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4
Lễ thông xe cầu Châu Đốc sẽ diễn ra vào sáng ngày 23/4

Cầu Châu Đốc thuộc dự án xây dựng tuyến đường liên kết vùng đoạn từ thị xã Tân Châu đến TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang kết nối với tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp. Dự án có tổng chiều dài toàn tuyến là 20,96 km, tổng mức đầu tư 2.131 tỷ đồng.

Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn
Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn

Để giải ngân hơn 8.800 tỷ đồng vốn đầu tư công, thành phố Đà Nẵng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây khó khăn, làm chậm tiến độ giải ngân vốn; thay thế cán bộ yếu kém năng lực, nhũng nhiễu.

Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?
Lý do dòng tiền chảy mạnh vào thị trường chứng khoán?

Lãi suất tiền gửi ngân hàng duy trì ở mức thấp khiến dòng tiền chảy vào thị trường chứng khoán, giá trị giao dịch bình quân sàn HOSE đạt 21,4 nghìn tỷ đồng/phiên trong quý I/2024, tăng 35,7% so với quý IV/2023.

Thủ tướng dự Quốc Giỗ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng
Thủ tướng dự Quốc Giỗ, dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (10/3 năm Giáp Thìn), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng ở Điện Kính Thiên, thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Phú Thọ.

Đầu tư Thương mại SMC (SMC) thực hiện loại bỏ kinh doanh bất động sản
Đầu tư Thương mại SMC (SMC) thực hiện loại bỏ kinh doanh bất động sản

CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC - sàn HOSE) thông qua loại bỏ hàng loạt ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bất động sản.

Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024
Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ Brazil trong quý I/2024

Trong 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Trong đó, Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.