Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội: Huyện Chương Mỹ phát triển sản phẩm mây tre đan gắn với thực hiện chương trình OCOP- Mỗi xã một sản phẩm

Theo UBND huyện Chương Mỹ, để thúc đẩy chương trình OCOP trên địa bàn, thời gian qua huyện Chương Mỹ đã triển khai chương trình sản phẩm OCOP tại các làng nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa. Đồng thời, huyện Chương Mỹ tăng cường tuyên truyền để người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP; thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm và chương trình OCOP.

Đẩy mạnh triển khai sản phẩm OCOP tại các làng nghề mây tre đan

Trong phát triển làng nghề thủ công truyền thống và ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam, lĩnh vực sản xuất mây tre đan chiếm một vị trí quan trọng. Mây tre đan là nghề thủ công truyền thống lâu đời, sản phẩm mây tre đan gắn liền với đời sống cộng đồng của người Việt Nam và những hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Trước đây, nghề mây tre đan ở Việt Nam được hình thành và phát triển như một nghề thứ hai sau canh tác ngoài đồng ruộng ở nhiều vùng nông thôn. Nghề này vừa có điều kiện thuận lợi về nguyên liệu, vừa có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nghề mây tre đan cần ít vốn, xoay vòng vốn nhanh, giải quyết nhiều việc làm và thường được thực hiện trong các gia đình nông dân trong lúc nông nhàn để tạo ra các đồ dùng phục vụ sinh hoạt và sản xuất như: Quang gánh, thúng, gầu tát nước, nong, nia, dần, sàng... đến nhiều vật dụng khác như: Mâm, khay, đũa, đĩa, lọ hoa, lẵng hoa, chõng tre, gối, mảnh, quạt nan và nhạc cụ... Nhiều làng nghề mây tre đan truyền thống như Phú Nghĩa, Ninh Sở, Phú Túc... đã làm rạng danh nghề đan lát Việt Nam trên thị trường thế giới.

Trong các nghề thủ công, nghề mây, tre hiện đang bảo tồn được truyền thống khá tốt. Nét đặc trưng truyền thống trong sản phẩm mây tre là hình dáng đơn giản, mộc mạc nhưng kỹ thuật đan rất tinh xảo. Không thể phủ nhận, nghề mây tre đan đã giải quyết công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động nông thôn, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người lao động.

Sản phẩm mây tre đan còn rất gần với thiên nhiên, dễ dàng bố trí thích hợp với mọi kiến trúc hay trang trí nội thất. Tại nhiều nơi, mây tre song, giang đan còn được sử dụng để chế tác thành các đồ gia dụng có giá trị cao như bàn, ghế, salon, giường, tủ, kệ, tranh ảnh... Vì vậy, các sản phẩm mây tre giang đan không những được ưa dùng trong nước mà còn được xuất khẩu sang thị trường của hơn 100 quốc gia trên giới (các nước EU, Mỹ, Nhật Bản và thị trường các nước khác như Đức, Trung Quốc, Ba Lan, Đan Mạch...).

Huyện Chương Mỹ có 142 đơn vị tổ hợp, Hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân và các công ty trách nhiệm hữu hạn vừa và nhỏ nằm trên 32 xã, thị trấn chuyên sản xuất và kinh doanh sản phẩm mây tre lá cỏ. Tính bình quân doanh thu trong giai đoạn 2015-2020 đạt doanh số 125 tỷ/năm. Đặc biệt năm 2009 đạt doanh thu 350 tỷ.

Theo xu hướng phát triển của thị trường, những năm gần đây làng nghề mây tre đan đã và đang phát triển theo hướng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng, phong phú về chủng loại, từ đồ trưng bày, trang trí đến các vật dụng trong gia đình, mẫu mã cũng được thay đổi liên tục theo yêu cầu của khách hàng.

Những năm vừa qua, Chương Mỹ đã đẩy mạnh triển khai sản phẩm OCOP tại các làng nghề mây tre đan xã Phú Nghĩa, phấn đấu được thành phố công nhận đạt OCOP; thường xuyên tuyên truyền người dân tham gia các lớp tập huấn xây dựng sản phẩm OCOP; khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy xúc tiến thương mại, quảng bá Chương trình OCOP để tìm đầu ra cho sản phẩm… Chương trình OCOP góp phần hỗ trợ các làng nghề mây tre giang đan của huyện Chương Mỹ tạo thêm được nhiều chỗ làm việc mới, tạo điều kiện cho lao động nông thôn tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống.

Với thế mạnh có số lượng làng nghề và làng có nghề dẫn đầu thành phố, đặc biệt là nghề mây, tre, giang… nên đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Chương Mỹ phát triển nghề gắn với thực hiện chương trình OCOP- Mỗi xã một sản phẩm
Với thế mạnh có số lượng làng nghề và làng có nghề dẫn đầu thành phố, đặc biệt là nghề mây, tre, giang… nên đã tạo điều kiện thuận lợi để huyện Chương Mỹ phát triển nghề gắn với thực hiện chương trình OCOP- Mỗi xã một sản phẩm. (Ảnh: Internet)

Thiếu hụt về nguồn nguyên liệu

Tuy có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, luồng, song mây nhưng hiện Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nhóm nguyên liệu này cho sản xuất chế biến từ một số nước trong khu vực.

Nguồn cung nguyên liệu mây, tre, song giang được xuất phát từ những điạ bàn có rừng ở miền núi phía Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên,...); miền Trung, Tây Nguyên… Bên cạnh đó còn có nguồn cung cấp nguyên liệu bổ sung cho sự thiếu hụt của nguyên liệu trong nước, chiếm khoảng 10% tổng nhu cầu về nguyên liệu, chủ yếu là các nguyên liệu như mây, song, giang,... để làm các sản phẩm mây tre đan cao cấp. Nguyên liệu được nhập khẩu từ Lào, Camphuchia, Indonesia, sau đó tập kết hàng tại kho bãi của các công ty, rồi vận chuyển về các làng nghề có sử dụng mây tre đan.

Theo số liệu của Tổng cục Lâm nghiệp, hằng năm Việt Nam tiêu thụ khoảng 900 triệu cây tre, nứa cho các mục đích khác nhau. Việt Nam hiện có xấp xỉ 1,5 triệu ha tre, nứa với trữ lượng ước tính khoảng 6 tỷ cây. Tuy vậy, phần lớn diện tích tre, nứa này là rừng phòng hộ, rừng nguyên sinh cần phải bảo tồn, không được khai thác. Diện tích tre trồng sản xuất cả nước hiện có khoảng 85.000 ha, trữ lượng 350 triệu cây, mới chỉ đáp ứng được 1/3 nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất hàng mây tre đan.

Trên địa bàn huyện Chương Mỹ, ước tính sản lượng tiêu thụ hằng năm của các đơn vị sản xuất: Mây 600 tấn; song 700 tấn; tre-nứa-giang 500.000 cây; trúc 100.000 cây; cỏ tế 500 tấn... Tuy nhiên, nguồn cung nguyên liệu ngày càng thiếu hụt, giá nguyên liệu tăng cao trong khi giá bán sản phẩm bị khống chế bởi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, giá bán không tăng dẫn đến thu nhập từ ngành nghề của người sản xuất giảm. Do vậy, việc triển khai sản xuất hàng mây tre giang đan gặp rất nhiều khó khăn.

Trước sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu mây, tre, song, nứa hiện nay, để tìm kiếm các nguồn nguyên liệu khác để thay thế, Hội doanh nghiệp mây tre đan huyện Chương Mỹ đang hợp tác với các đơn vị nghiên cứu, chế biến, xử lý nguyên liệu từ các loại cây đu đủ, mướp, chuối...

Hà Trần

Bài liên quan

Tin mới

Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%
Bình Định: Tỉ lệ hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn đạt 99,84%

Văn phòng UBND tỉnh Bình Định vừa công bố Danh sách các cá nhân giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trễ hạn, quá hạn trong Quý 1 và tháng 4/2024. Theo đó, riêng quý 1/2024, toàn tỉnh có 99,84% hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trước hạn, đúng hạn.

Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng
Khắc phục nguồn nước cấp không đảm bảo chất lượng xảy ra tại Nhà máy Bia Sài Gòn - Lâm Đồng

Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Lâm Đồng báo cáo UBND tỉnh về việc nguồn cấp nước không đảm bảo chất lượng, không ổn định tại Khu công nghiệp Lộc Sơn.

UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024
UBND TP. Hà Nội sẽ thực hiện kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024

UBND TP.Hà Nội vừa có Văn bản số 70/KH-UBND về việc kiểm tra, đánh giá các dự án trên địa bàn năm 2024, dựa trên đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA
Phú Yên xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP ASTA HEALTHCARE USA

Công ty cổ phần ASTA HEALTHCARE USA bị xử phạt do thay đổi thiết kế (tăng diện tích sàn) mà không lập thủ tục điều chỉnh giấy phép xây dựng tại dự án nhà máy về dược phẩm tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp 1.

Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua
Những thông tin đáng chú ý của thị trường tài chính trong 24h qua

VN-Index mất thêm gần 20 điểm; Tỷ giá tăng 4,9%, Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ can thiệp; Margin "phình to" quý I và câu trả lời cho đà giảm của VN-Index; Mùa đại hội cổ đông, mùa tái cấu trúc doanh nghiệp!; Châu Á ra sức hỗ trợ tiền tệ khi đồng đô la tăng mạnh…là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/4 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.