Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Hà Nội kiến nghị dừng hoạt động tuyến xe buýt có mức trợ giá cao và kém về sản lượng

Hàng loạt các tuyến xe buýt có mức trợ giá cao và kém về sản lượng, doanh thu sẽ được kiến nghị dừng hoạt động nhằm tiết giảm ngân sách trợ giá của thành phố Hà Nội.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép dừng hoạt động 06 tuyến buýt có mức trợ giá cao trên 95% kể từ ngày từ ngày 01/04 tới.

Cụ thể, các tuyến này bao gồm tuyến số 14 (Bờ Hồ-Cổ Nhuế), 18 (Đại học Kinh tế Quốc dân- Đại học Kinh tế Quốc dân), 44 (Trần Khánh Dư-Bến xe Mỹ Đình), 45 (Times City-Bến xe Nam Thăng Long), 145 (Trung tâm thương mại Big C Thăng Long-Công viên nước Hồ Tây) và tuyến số 10 (Long Biên-Trung Mầu).

Với phương án dự kiến nêu trên, Sở Giao thông Vận tải tính toán sẽ tiết giảm được khoảng 11,45 triệu km hành trình/năm, tương ứng với chi phí tiết kiệm được khoảng 212,23 tỷ đồng/năm.

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép dừng hoạt động 6 tuyến buýt có mức trợ giá cao trên 95% kể từ ngày từ ngày 1/4 tới.
Sở Giao thông Vận tải Hà Nội vừa kiến nghị Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội cho phép dừng hoạt động 6 tuyến buýt có mức trợ giá cao trên 95% kể từ ngày từ ngày 1/4 tới.

Lý giải về đề xuất cho phép tạm dừng với các tuyến trên, lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết mức trợ giá của vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt của thành phố trung bình giai đoạn 2020-2022 cao hơn so với giai đoạn 2015-2019 là 857,4 tỷ đồng. Trong đó, năm 2022 cao nhất với mức trợ giá lên tới gần 3.000 tỷ đồng, cao hơn trung bình giai đoạn 2020-2022 khoảng hơn 670 tỷ đồng.

Mặt khác, giai đoạn 2020-2022 doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt bị sụt giảm, một phần do đây là giai đoạn chịu tác động ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; một số chính sách ưu đãi, miễn phí cho người dân được triển khai áp dụng sau Nghị quyết 07/2019 của Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội.

Ngoài ra, việc triển khai thi công một số công trình giao thông trọng điểm phải tổ chức giao thông điều chỉnh lộ trình làm giảm sản lượng hành khách, tăng số km hành trình tăng chi phí, giảm doanh thu kéo theo trợ giá tăng...

Để không ảnh hưởng nhiều tới đi lại của hành khách, từ nay đến tháng 04/2024, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sẽ điều chỉnh các tuyến buýt có lộ trình gần tương tự với tuyến dừng hoạt động để việc đi lại của người dân ít bị ảnh hưởng nhất.

Hà Nội hiện có 154 tuyến buýt đang khai thác, vận hành, trong đó có 132 tuyến trợ giá; 08 tuyến không trợ giá; 12 tuyến buýt kế cận và 02 tuyến City tour. Hiện có 11 đơn vị vận tải tham gia hoạt động buýt với hơn 2.300 phương tiện, mỗi ngày đảm nhận vận chuyển hàng chục nghìn hành khách.

Về định hướng phát triển mạng lưới buýt, bên cạnh việc điều chỉnh mạng lưới buýt hiện tại hiện nay, Sở Giao thông Vận tải và đơn vị tư vấn đang khẩn trương đưa ra kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

Phương Thảo(t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử
Bộ Công Thương kiến nghị chưa cho lưu hành thuốc lá điện tử

Bộ Công Thương vừa có báo cáo gửi Ủy ban Xã hội của Quốc hội kiến nghị chưa cho phép lưu hành sản phẩm thuốc lá điện tử tại Việt Nam.

Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 35 năm thành lập Đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh

Vừa qua, Hội đồng hương Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh đã long trọng tổ chức chương trình họp mặt kỷ niệm 35 năm thành lập (19/5/1989 - 19/5/2024); kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024
CTCP Bất động sản Thế kỷ (CRE) khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024

Sau khi cổ phiếu tiếp tục nằm trong diện cảnh báo, CTCP Bất động sản Thế kỷ (Cenland, mã CRE- sàn HOSE) đã thực hiện giải trình và báo cáo tình hình khắc phục tình trạng cổ phiếu bị đưa vào diện cảnh báo định kỳ quý I/2024.

Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Cơ sở kinh doanh “Siêu thị đồng giá 15k” tại 422 Tô Hiệu, Hải Phòng bị phản ánh bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Vừa qua, Toà soạn Thương hiệu và Công luận tiếp tục nhận được phản ánh về việc tại trung tâm TP. Hải Phòng xuất hiện cơ sở kinh doanh đồng giá 15k (cơ sở) tại số 422 Tô Hiệu, Lê Chân, Hải Phòng kinh doanh hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ?

Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai
Thanh tra kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể sai phạm trong quản lý đất đai

Thanh tra tại Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Thanh tra TP Cần Thơ đã chỉ ra thiếu sót, sai phạm trong thực hiện thủ tục, tham mưu về công tác cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sử dụng đất (QSDĐ)…

Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Petrovietnam vận hành hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP)

Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ công bố vận hành chính thức hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho Công ty mẹ PVN – Giai đoạn 1.