Ảnh minh họa
Theo đó, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố phải xác định công tác PCCC và CNCH là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên; việc chấp hành các quy định của pháp luật về PCCC là một tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, hội viên, cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức và người lao động. Làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý khi để xảy ra cháy, nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức PCCC và CNCH, trong đó, tập trung nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, người dân trong công tác PCCC; tuyên truyền có trọng tâm, trọng điểm, chỉ rõ nguy cơ, nguyên nhân dẫn đến cháy, nổ; các biện pháp, kỹ năng phòng cháy, thoát nạn, chống ngạt khói và xử lý các tình huống cháy, nổ xảy ra. Đồng thời, nâng cao kiến thức, ý thức tự trang bị hệ thống PCCC trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và trong từng gia đình, nhất là hệ thống báo cháy, chữa cháy tự động, thang dây thoát nạn, cửa, lối thoát hiểm...
Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế các vụ cháy, nổ lớn, nhất là ở các nơi có nguy cơ cháy, nổ cao; phấn đấu hàng năm làm giảm cả 3 tiêu chí do cháy, nổ xảy ra (số vụ, số người chết, tài sản thiệt hại) trên địa bàn thành phố.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về PCCC, tập trung những địa bàn, cơ sở trọng điểm có nguy cơ cháy, nổ cao, như: Chung cư, nhà cao tầng, khu dân cư, chợ, trung tâm thương mại, các cơ sở kinh doanh hoạt động vui chơi giải trí, karaoke, vũ trường, nơi tập trung đông người...; các cụm điểm làng nghề; các cơ sở kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, hóa chất, các khu, cụm công nghiệp, chế xuất; các kho, xưởng sản xuất; cơ sở kinh doanh, dịch vụ xen kẽ trong khu dân cư... Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác PCCC; xử lý và khắc phục dứt điểm các vi phạm, sơ hở về bảo đảm an toàn PCCC; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về PCCC.
Tổ chức tốt công tác thường trực, sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, xây dựng và diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có huy động nhiều lực lượng tham gia. Nâng cao chất lựợng tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC chuyên ngành đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ theo phương châm “bốn tại chỗ”...
Lê Đại